menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vy Lam

2020 sẽ là năm của các thị trường mới nổi?

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu dịu lại, các nhà quản lý quỹ thấy nhiều lý do hơn để đầu tư tiền của họ vào các thị trường mới nổi.

Theo các nhà phân tích, trong khi các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (NHTW) dường như đang cố giữ ổn định lãi suất thì nhiều đối tác của họ tại các quốc gia đang phát triển, từ Ấn Độ đến Brazil, vẫn có thể cắt giảm thêm lãi suất. Điều đó sẽ hỗ trợ nền kinh tế thế giới vốn đang tăng trưởng với tốc độ yếu nhất trong một thập kỷ.

“Trong hầu hết các trường hợp, các thị trường mới nổi hiện đang ở trong tình trạng khá thoải mái với việc nới lỏng tiền tệ để ngừng chặn suy thoái kinh tế”, Ulrich Leuchtmann – Trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại Commerzbank AG ở Frankfurt cho biết trong một báo cáo vừa được công bố mới đây. “Việc nới lỏng chính sách tiền tệ này có khả năng sẽ nâng đỡ cho các nền kinh tế mới nổi, và điều này cũng sẽ có lợi cho các nước phát triển”.

Triển vọng đó đã được nhấn mạnh trong tuần này bởi các nhà kinh tế của Morgan Stanley, định chế đã dự đoán các thị trường mới nổi sẽ tăng trưởng 4,4% trong năm tới, gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng trưởng 1,3% của nhóm 10 nền kinh tế phát triển.

Sau khi 20 trong số 32 ngân hàng trung ương mà Morgan Stanley theo dõi đã nới lỏng chính sách kể từ đầu năm 2019 đến nay; các nhà kinh tế của định chế này dự báo 13 ngân hàng trung ương sẽ làm như vậy vào năm 2020 với việc cắt giảm tập trung ở các thị trường mới nổi, qua đó giúp giảm lãi suất chính sách trung bình toàn cầu xuống mức thấp nhất 7 năm vào tháng 3/2020. Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đều có thể cắt giảm lãi suất nếu họ thấy cần thiết.

Hàn Quốc và Brazil là một trong số những quốc gia mà lãi suất được dự báo có nhiều khả năng bị cắt giảm nhiều nhất, trong khi những nước khác như Trung Quốc và Thái Lan đang tỏ ra thận trọng hơn trong việc nới lỏng hơn nữa chính sách. Trong khi theo phân tích của nhà kinh tế Ấn Độ Abhishek Gupta của Bloomberg Economics, điều kiện kinh tế ở Ấn Độ có thể sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách sử dụng không gian mà họ có để cắt giảm lãi suất nhiều hơn.

Nguyên nhân do lãi suất thực, hay lãi suất chuẩn của ngân hàng trung ương trừ đi lạm phát giá tiêu dùng, cũng tương đối lành mạnh ở các thị trường mới nổi so với lợi suất thực âm tại một loạt các nền kinh tế phát triển lớn. Trong khi đó các nền kinh tế phát triển có rất ít dư địa để cắt giảm lãi suất so với các đối tác ở thị trường mới nổi khi mà khi mà tại nhiều nền kinh tế phát triển lãi suất thực đang âm.

“Lãi suất thực đang ở mức dương khá lớn và vẫn có dư địa để giảm thêm ở châu Á và hầu hết các thị trường mới nổi”, Teresa Kong - một nhà quản lý danh mục đầu tư của Matthews Asia cho biết.

Lạm phát cao từ lâu đã trở thành một căn bệnh mãn tính của các thị trường mới nổi, mặc dù hiện tại nó đã dịu đi ở nhiều nền kinh tế, qua đó hỗ trợ cho khả năng chi tiêu của các hộ gia đình cũng như tạo thêm dư địa cắt giảm lãi suất cho các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế này.

Ví dụ như Philippines, sự phục hồi mạnh mẽ của lạm phát vào năm ngoái đã gây ra nhiều nỗi lo, song đã dịu lại trong năm nay. Điều đó khiến cho lãi suất thực của Philippines đang ở mức 3,2%, tức có dư địa để cắt giảm ngay cả khi Thống đốc ngân hàng trung ương nước này nói rằng họ sẽ trì hoãn động thái này trong phần còn lại của năm 2019.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu dịu lại, các nhà quản lý quỹ thấy nhiều lý do hơn để đầu tư tiền của họ vào các thị trường mới nổi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng coi các nền kinh tế mới nổi là động lực chính của kinh tế toàn cầu, trong khi các nền kinh tế tiên tiến chỉ được dự báo tăng trưởng dưới 3%.

Theo Kunal Ghosh - một nhà quản lý danh mục đầu tư của Allianz Global Investors, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dịu lại có thể thúc đẩy sự lạc quan tại các thị trường mới nổi tăng cao. “Có thể định hướng năm 2020 là một năm tốt cho các thị trường mới nổi”, ông nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại