menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Hải Invest Pro

3 nhóm cổ phiếu và ba cơ hội đầu tư nhìn từ tài sản "ngầm" của doanh nghiệp

Nếu muốn kêu gọi đầu tư thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường

Nâng hạng thị trường sẽ hút 10 tỷ USD nguồn vốn mới vào thị trường Việt Nam

Tại Hội nghị về thị trường vốn diễn ra vào cuối tháng 4/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ đặt ra quyết tâm cao thực hiện giải pháp lành mạnh hóa thị trường vốn, ai vi phạm phải bị xử lý nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, điều quan trọng nhất là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính chiếm đại đa số trên thị trường; khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Trong khi đó vào đầu tháng 6/2022, chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, ông Don Lam, Đồng Sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho rằng nếu TTCK Việt Nam nâng hạng, có thể hút 10 tỷ USD nguồn vốn mới hoàn toàn vào thị trường Việt Nam.

"Tôi vừa đi nước ngoài, tôi thấy nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến TTCK Việt Nam, từ Mỹ, EU, Hàn Quốc… lý do lớn nhất là TTCK Việt Nam năm 2022 có PE khoảng 13 lần, năm 2023 PE là 10 lần thôi, nói về định giá PE là hấp dẫn so với các thị trường Đông Nam Á

Hiện VinaCapital có 20.000 nhà đầu tư trong và ngoài nước và con số này sẽ tăng hàng ngày, hiện quỹ tăng trưởng nhanh nhất là quỹ tập trung vào nhà đầu tư trong nước. Hai quỹ lớn của VinaCapital là VESAF và VEOF năm 2021 tăng trưởng lần lượt 67% và 56,5%, trong khi Vnindex tăng trưởng 35,7%. Năm nay thị trường có xuống 15-20% thì hai quỹ của chúng tôi vẫn không thua lỗ", ông Don Lam chia sẻ. VinaCapital đang đầu tư khoảng 8 tỷ USD tại thị trường Việt Nam, bao gồm các khoản đầu tư niêm yết, vốn đầu tư tư nhân (PE) và bất động sản.

Theo ông Don Lam, nếu muốn kêu gọi đầu tư vào TTCK thì quan trọng nhất là nâng hạng thị trường mới nổi. Ông Don Lam chỉ ra 5 điều kiện quan trọng để nâng hạng thị trường, quan trọng nhất là thanh khoản.

"Năm 2019 thanh khoản trên TTCK Việt Nam chỉ đạt mấy trăm triệu USD/ngày, tới 2021 là cả tỷ USD/ngày - điều này rất quan trọng. Nếu thanh khoản lên 2-3 tỷ USD/ngày nữa thì nhà đầu tư lớn sẽ vào. Theo đó, cần cải thiện thanh khoản hơn, trong đó cần nhiều sản phẩm hơn, thêm nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn hơn (như đẩy mạnh cổ phần hoá, IPO...).

Tiếp theo là khả năng thanh toán dễ dàng, quản trị và quản lý; thông tin minh bạch (hiện nhiều doanh nghiệp chưa có minh bạch nên chưa tạo được niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài).

Giới hạn sở hữu nước ngoài đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, thu hẹp số lượng cổ phiếu mà người nước ngoài có thể đầu tư vào, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài phải trả các khoản phí đắt đỏ nếu muốn đầu tư thêm.

Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, thường đại diện cho ngành lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường (thanh khoản cao sẽ giúp vốn hoá tăng lên rất nhiều), bị giới hạn room cho nhà đầu tư nước ngoài ở mức 30%. Khi tính thanh khoản thấp, các ngân hàng sẽ bị định giá thấp hơn so với tiềm năng và lợi nhuận của mình.

"Những nhóm doanh nghiệp có tài sản ngầm thường được ví như mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất, tuy khó xác định được "vị trí" nhưng có thể mang đến lợi nhuận cao, bù lại rủi ro chi phí cơ hội cũng là thứ cần phải được cân nhắc", chuyên gia WiGroup nhận định.

Thứ nhất, doanh nghiệp tích lũy hàng tồn kho lớn, giá rẻ. Cụ thể, hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất và thương mại. Bởi vì khi một công ty muốn mở rộng hoạt động sản xuất của mình, chắc chắn họ phải nhập thêm nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra thành phẩm. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp thương mại không thể nào tăng doanh số bán hàng khi không có một lượng hàng hóa sẵn có dồi dào.

Việc theo dõi danh mục hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư phát hiện những "dấu vết" liên quan đến sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhận diện được những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong chính những thay đổi ấy, khi ta thực hiện việc đánh giá lại giá trị hàng tồn kho có thể thực hiện.

Chuyên gia WiGroup đưa ra dẫn chứng cụ thể về chuyện tăng trưởng của TMT. Trong quý 2/2021, doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm và phụ tùng xe ô tô tải có dấu hiệu phục hồi sau dịch, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tích lũy tồn kho nguyên vật liệu với quy mô "khủng" chưa từng có (trị giá 462 tỷ đồng), để phục vụ cho sản xuất thành phẩm. Và chiến lược này đã phát huy hiệu quả trong những quý sau đó, góp phần giúp TMT có mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá trong năm 2021 (gấp 20 lần so với cùng kỳ).

Thứ hai, biến đổi liên quan đến tài sản dở dang, cụ thể là nhà máy mới đi vào hoạt động. Việc công suất nhà máy là câu chuyện muôn thuở liên quan đến động lực tăng trưởng của doanh nghiệp. Đã có không ít lần việc thực hiện tăng công suất nhà máy tạo ra sự lột xác hoàn toàn cho doanh nghiệp. Đưa ra dẫn chứng về DHC là một trường hợp tiêu biểu. Cụ thể, sau khi công ty này đưa vào vận hành nhà máy Giao Long 2 giúp nâng tổng công suất sản xuất lên 280.000 tấn/năm (gấp 4,5 lần so với công suất cũ). Điều đó ngay lập tức trở thành yếu tố dẫn dắt tăng trưởng cho công ty trong năm kế tiếp.

Quan sát về doanh thu của DHC tăng dốc đứng sau khi doanh nghiệp đưa nhà máy vào vận hành. Giá trị doanh thu năm 2020 đạt 4.100 tỷ tăng gấp đôi so với cùng kỳ và đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì ở những quý sau đó.

Thứ ba, tài sản ngầm trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn. Theo lý giải của đội ngũ phân tích WiGroup, tài sản ngầm là những tài sản có giá trị không được thể hiện đầy đủ trên báo cáo tài chính do cách ghi nhận của nó trong bảng cân đối kế toán. Những khoản này thường tồn tại trong các khoản mục liên quan đến tài sản của các doanh nghiệp thuộc mảng bất động sản, khai thác khoáng sản hoặc doanh nghiệp holding. Trong đó, đầu tư tài chính dài hạn là một khoản mục thường xuất hiện các tài sản ngầm của doanh nghiệp mà chúng ta có thể kiểm tra một cách tương đối dễ dàng, nếu các công ty được đầu tư được niêm yết rõ ràng.

Cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể, chuyên gia phân tích cho rằng TDM là một doanh nghiệp điển hình của việc sở hữu tài sản ngầm liên quan đến khoản mục đầu tư tài chính. Công ty này hiện đang sở hữu 37,42% cổ phần của BWE. Với giá trị vốn hóa của BWE hiện tại vào khoảng 9.600 tỷ đồng thì tổng giá trị số cổ phần của BWE mà TDM đang nắm giữ được định giá rơi vào khoảng 3.600 tỷ đồng (gấp 2,7 lần so với giá trị khoản tài sản đầu tư tài chính được ghi nhận), xấp xỉ giá trị vốn hóa của TDM. "Những nhóm doanh nghiệp có tài sản ngầm thường được ví như mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất, tuy khó xác định được "vị trí" nhưng có thể mang đến lợi nhuận cao, bù lại rủi ro chi phí cơ hội cũng là thứ cần phải được cân nhắc", chuyên gia WiGroup nhận định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Hải Invest Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

10 Yêu thích
4 Bình luận 5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại