menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Kim Oanh

Bóng đá và kinh tế

Thất bại 1-2 của U23 Việt Nam trước U23 CHDCND Triều Tiên tại VCK U23 Châu Á đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm.

Cho dù ở một trận đấu tầm cỡ châu lục, thất bại cũng là chuyện thường tình, nhất là trước trận đấu này, chúng ta đã chứng kiến sự chia tay sớm của các đội bóng giàu sức mạnh như U23 Nhật Bản, Qatar, Iran, Iraq..., nhưng chắc hẳn không ít người hâm mộ Việt Nam đã phải thận trọng hơn với những lạc quan quá thái với nền bóng đá nước nhà.

Kết quả trận đấu buộc phải nhìn lại Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ bóng đá châu Á. Thắng lợi 2 năm trước tại Thường Châu (Trung Quốc) là một kỳ tích và để giữ được kỳ tích đó là điều không hề dễ dàng. Đáng thất vọng hơn, chúng ta đã chia tay giải đấu năm nay ngay tại vòng bảng với vị trí cuối cùng.

Nỗi tiếc nuối ít nhiều đã vơi đi khi ở cặp đấu cùng bảng, U23 UAE hoà có tỉ số trước U23 Jordan, và với kết quả này, cho dù U23 Việt Nam có thắng đến mấy bàn đi chăng nữa, thì các cầu thủ của chúng ta cũng “được" về quê ăn Tết sớm. Song lẽ ra, họ có thể về ăn Tết vui hơn trong một tâm thế tự tin, ngẩng cao đầu nếu không để thua trước U23 Triều Tiên.

Điều có ý nghĩa sau thất bại của U23 Việt Nam trước U23 Triều Tiên là chúng ta có khoảng lặng để nhìn lại chính mình. Vị thế đương kim Á quân không thể đảm bảo cho thắng lợi ở giải đấu năm nay. Tấm HCV quý giá sau nhiều năm chờ đợi tại Sea Games 30 thực sự làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam, nhưng rõ ràng chưa đủ để đảm bảo cho thành công ở một sân chơi tầm châu lục.

Ở một góc nhìn khác, sự chia tay ngay từ vòng bảng của U23 Nhật Bản, Qatar, Iran, Iraq hay kể cả Trung Quốc cũng cho thấy bóng đá chẳng mấy lệ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Những nền kinh tế lớn nhất châu lục và thứ 2, thứ 3 thế giới đã không thể đảm bảo cho đội bóng U23 của mình vào vòng tứ kết.

Những quốc gia có thu nhập GDP bình quân đầu người vào loại cao nhất của Châu Á, cũng không thể giúp cho đội bóng của mình không phải nói lời chia tay sớm từ vòng bảng. U23 Trung Quốc - đội bóng của quốc gia đông dân nhất thế giới và của nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới cũng không giành được một điểm nào ở vòng bảng. U23 Việt Nam - đội bóng của một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng vào loại nhanh nhất thế giới năm 2019 cũng đã phải nói lời chia tay sớm sau thất bại trước đội bóng của một quốc gia có một nền kinh tế được đánh giá là trì trệ.

Lại càng thấy rõ hơn ý nghĩa của quyền tự quyết: Sự lệ thuộc của một đội bóng vào kết quả thi đấu của các đội bóng khác cũng chẳng khác gì sự lệ thuộc của một nền kinh tế vào các nền kinh tế khác. Không ngủ quên trên chiến thắng, phát huy nội lực để chủ động hội nhập quốc tế là bài học thực sự có ý nghĩa được rút ra từ bóng đá.

Thất bại không làm chúng ta bi quan, nhưng nó đã cảnh báo chúng ta về những bóng mây đen có nguy cơ tái hiện trên bầu trời bóng đá Việt Nam, nếu chủ quan, chậm đổi mới sáng tạo, sao nhãng đào tạo lớp cầu thủ trẻ và không kịp thời rút ra nguyên nhân của thất bại.

Nhìn sang lĩnh vực kinh tế, những thành tựu to lớn và toàn diện trong năm qua thật đáng trân trọng, song không hẳn là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi tiếp theo.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tuy đã đạt con số 2.800 USD nhưng vẫn còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực. Nguy cơ tụt hậu vẫn còn hiện hữu khi nhiều quốc gia khác đang nỗ lực đổi mới, bứt phá, trỗi dậy. Thách thức rủi ro phía trước còn rất lớn do những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và rủi ro địa chính trị, trong khi khả năng chống chịu chưa theo kịp độ mở quá lớn của nền kinh tế và tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đáng lo ngại hơn là sự chuyển động chậm chạp của bộ máy hành chính các cấp so với yêu cầu đẩy mạnh cải cách mà chính phủ đã đề ra, thậm chí ở không ít nơi, đó mới chỉ là sự chuyển động mang tính hình thức, thiếu thực chất. Nhiều cán bộ trong bộ máy hành chính vẫn là những “cầu thủ" quen với “lối đá” cũ, rất khó vượt lên chính mình để đáp ứng yêu cầu mới.

Đó chính là những điều đáng suy ngẫm sau trận đấu cuối cùng của bảng D VCK U23 Chấu Á 2020 và đòi hỏi phải kịp thời hành động để mặt trời mãi chiếu sáng trên cả bầu trời bóng đá và bầu trời kinh tế Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại