menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bảo Toàn

Các nước phạt nặng người chống lệnh phong tỏa ngừa Covid-19 thế nào?

Việt Nam nên áp dụng những hình phạt này đối với những người cố tình chống lệnh ngừa Covid-19.

Các quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp xử phạt người chống lệnh phong toả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.

Tây Ban Nha

Quốc gia với khoảng 46 triệu dân áp lệnh phong tỏa từ 14/3. Người dân chỉ được phép rời nhà khi có công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do y tế hoặc dắt chó đi dạo.

Những người chống lệnh sẽ phải đối mặt với các khoản phạt từ 108 USD (hơn 2,5 triệu đồng) với các vi phạm nhỏ cho tới khung phạt nặng nhất là 1 năm tù với các vi phạm nghiêm trọng.

Italy

Italy bắt đầu phong tỏa toàn quốc, hạn chế đi lại, cấm tụ họp công cộng từ 10/3. Để thắt chặt hơn nữa các biện pháp, Thủ tướng Giuseppe Conte hôm 21/3 ra lệnh đóng cửa tất cả các doanh nghiệp và ngành công nghiệp không thiết yếu cho tới ngày 3/4.

Các hoạt động thể thao, thể chất ngoài trời, thậm chí là cá nhân cũng bị cấm.

Bất cứ ai bị bắt gặp trên đường mà không có lý do chính đáng đều có nguy cơ bị phạt 223 USD (hơn 5 triệu đồng).

Pháp

Hôm 16/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người dân ở nhà trong vòng 15 ngày kể từ 17/3. Các cuộc tụ họp đông người bị cấm.

Hầu hết các cửa hàng, nhà hàng và các cơ sở giải trí đều bị đóng cửa để ngăn người dân ra khỏi nhà.

Vào ngày đầu tiên các quy định này được áp dụng, 4.095 người phải nộp tiền phạt vi phạm. Mức phạt ban đầu là 38 USD (hơn 900 nghìn đồng), sau đó nâng lên 146 USD (3,4 triệu đồng).

Thủ tướng Edouard Philippe cho biết, từ ngày 24/3, người dân chỉ được tập thể dục một mình hoặc với con cái 1 lần/ngày, không quá 1 giờ và giới hạn trong phạm vi 1 km từ nhà của họ.

Đức

Chính quyền Đức kêu gọi dân chúng "ở trong nhà", hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt.

Giới chức nước này cũng cấm các cuộc tụ tập trên 2 người, đóng cửa trường học, cửa hàng, quán bar và các nhà hàng không thiết yếu.

Tuy nhiên, nhiều người dân tỏ thái độ chống đối và vẫn tiếp tục tổ chức các "bữa tiệc corona". Theo Spiegel, hiện không có hướng dẫn chung nào về các khoản phạt với các hành vi chống đối này và các chế tài sẽ do từng bang tự quyết định.

Tại các bang North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate, những người rời khỏi nhà không có lý do chính đáng sẽ phải đối mặt với khoản phạt lên tới 27.000 USD (hơn 600 triệu đồng).

Tuy nhiên, ở Bavaria, bang lớn nhất của Đức, các trường hợp vi phạm chỉ bị nhắc nhở mà không đi kèm với các khoản phạt tài chính.

Anh

Anh hôm 23/3 đóng cửa tất cả các cửa hàng không thiết yếu, cấm các cuộc hội họp trên 2 người và yêu cầu người dân ở trong nhà, trừ các trường hợp ra ngoài mua nhu yếu phẩm hoặc lấy thuốc. Người vi phạm sẽ phải nộp phạt 35 USD (hơn 800 nghìn đồng).

Các trường học trên khắp nước Anh, cũng như các quán rượu, nhà hàng, phòng tập thể dục, nhà hát cũng đã phải đóng cửa.

Mỹ

Nhiều bang của Mỹ như Washington, San Francisco, California, Connecticut, Delwar, Hawaii, Illinois, Indiana, Kentucky, Louisiana, Massachusetts, Michigan, New York, Oregon, West Virginia và Wisconsin ban hành sắc lệnh yêu cầu người dân ở nhà.

Trừ khi người dân có nhu cầu mua nhu yếu phẩm, thuộc thành phần phải đi làm trong các lĩnh vực quan trọng.

Chính quyền địa phương nhiều khu vực còn áp lệnh giới nghiêm, cắt giảm giao thông công cộng hoặc phong tỏa một số con đường.

Australia

Người dân Australia bắt đầu sống dưới các hạn chế nghiêm ngặt từ ngày 23/3. Các quán rượu, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và nhà thờ bị đóng cửa. Các biện pháp chống dịch dự kiến sẽ được áp dụng tại Australia trong ít nhất 6 tháng.

Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các quy tắc, giới chức sẽ thi hành các biện pháp hà khắc hơn.

Philippines

Đảo Luzon, chiếm 1/3 diện tích của Philippines với 100 triệu người áp lệnh phong tỏa từ 16/3 tới 13/4. Bộ trưởng Tư pháp Philippines, Menardo Guevarra cảnh báo những người vi phạm chống lệnh hoặc không tuân theo khuyến cáo sẽ phải đối mặt với các cáo buộc và bị bắt giữ.

Mức phạt cho các trường hợp "kháng cự yêu cầu từ những người có thẩm quyền" là 100.000 peso (hơn 46 triệu đồng) và phạt tù tới 6 tháng.

Ở thành phố Paranaque, những người vi phạm lệnh giới nghiêm bị phạt ngồi dưới cái nắng thiêu đốt.

Ấn Độ

Lệnh phong tỏa toàn quốc được Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi ban hành có hiệu lực từ ngày 25/3. Những người mạo hiểm ra ngoài mà không có lý do chính đáng có thể bị phạt 1.000 Rupee (hơn 300 nghìn đồng) và bị tống giam tới 6 tháng.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại