menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Thị Trương

Các yếu tố chính trị đẩy giá dầu thế giới lên 'đỉnh' của 14 năm

Giá dầu thế giới phiên 7/3 tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008, sau khi Mỹ và các nước châu Âu xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga còn nguồn cung dầu thô từ Iran chưa có dấu hiệu sớm trở lại thị trường toàn cầu.

Phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 5,1 USD (tương đương 4,3%) lên 123,21 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tiến 3,72 USD (3,2%) lên 119,40 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch, cả hai loại dầu tiêu chuẩn đều có thời điểm đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, với dầu Brent đạt 139,13 USD/thùng và WTI là 130,50 USD/thùng.

Giá dầu đã tăng đột biến khoảng 60% kể từ đầu năm 2022 tới nay, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lạm phát sau giai đoạn đình trệ vì dịch COVID-19.

Ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này cùng các đồng minh phương Tây đang nghiên cứu việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Sang ngày 7/3, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden chưa đưa ra quyết định về một lệnh cấm như vậy.

Cũng trong ngày 7/3, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết giá dầu có thể lên hơn 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu từ nước này.

Nhà phân tích hàng hóa của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) Giovanni Staunovo cho hay 125 USD/thùng – mức dự báo ngắn hạn đối với dầu Brent - là mức trần “mềm” cho giá dầu, mặc dù con số trên có thể tăng cao hơn nữa. Chuyên gia này nhận định tình hình căng thẳng gia tăng trong thời gian dài ở Ukraine có thể đẩy giá dầu Brent lên trên 150 USD/thùng.

Các nhà phân tích tại ngân hàng Bank of America (Mỹ) cũng ước tính nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày hoặc cao hơn. Diễn biến đó có thể đẩy giá lên tới 200 USD/thùng.

Trong khi đó, triển vọng các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran với các cường quốc trên thế giới rơi vào tình trạng không chắc chắn, sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt liên quan tới tình trạng căng thẳng tại Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của nước này với quốc gia Vùng Vịnh. Các nguồn tin đồng thời cho biết phía Trung Quốc cũng đưa ra các yêu cầu mới.

Cùng với đó, các quan chức Mỹ và Venezuela đã thảo luận về khả năng nới lỏng các biện pháp trừng phạt ngành dầu mỏ đối với quốc gia Mỹ Latinh này. Song các nguồn thạo tin cho hay hai bên đạt được rất ít tiến bộ hướng tới một thỏa thuận trong cuộc đàm phán song phương cấp cao đầu tiên trong nhiều năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại