menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Hảo

Các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng nhiều hơn vào lợi nhuận ngành bảo hiểm trong năm 2022

Tuy nhiên, kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và/hoặc thoái vốn trong 2022 có thể vẫn tác động tích cực đến diễn biến giá cổ phiếu ngành bảo hiểm...

Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, ngành bảo hiểm tăng 10,5% trong 2021, thấp hơn so với chỉ số VNIndex là 23%. Kết quả này hoàn toàn là do thị giá BVH giảm 14%.

Trong khi đó, diễn biến giá của các công ty bảo hiểm niêm yết còn lại là rất thuận lợi nhờ một số thông tin liên quan đến thoái vốn Nhà nước. Cụ thể, các công ty tăng tốt bao gồm: PTI (+168%); VNR (+94% ) và BMI (+85%).

Các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng nhiều hơn vào lợi nhuận ngành bảo hiểm trong năm 2022

Đánh giá triển vọng cổ phiếu nhóm này trong năm 2022, nhóm nghiên cứu tại SSI cho rằng, với kịch bản cơ sở là việc mở cửa nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối 2022, các hoạt động bán hàng cũng sẽ hồi phục tốt trong năm.

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước tính tăng 22-24%, trong khi mảng phi nhân thọ đạt 8%-10%. Theo đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm dự báo đạt 256 nghìn tỷ đồng ( tăng 18-20% so với cùng kỳ).

Ngoài động lực chính đến từ nhu cầu được phục hồi, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm có thể đến từ hai yếu tố mới: (i) giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử (E-insurance) cũng sẽ dần được hợp pháp hoá cho các sản phẩm bảo hiểm khác khác (bảo hiểm sức khỏe, tài sản thiệt hại, hàng hóa), do đó bán hàng qua kênh trực tuyến cũng sẽ dần được đẩy nhanh; (ii) sự hợp tác với các công ty insurtech để tăng cường đổi mới cải tiến trong việc phân tích big data cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối trong tương lai.

Về thu nhập từ hoạt động đầu tư tăng. Mặc dù lãi suất huy động giảm trong 2020-2021 và tài sản quản lý (AUM) tăng nhẹ (6-8%), lãi từ hoạt động đầu tư vẫn tăng 27% và 16% tại các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (trừ BVH) trong kỳ. Điều này là do lãi thực hiện từ các khoản đầu tư cổ phiếu và hoàn nhập chi phí dự phòng.

Năm 2022, nhóm nghiên cứu tại SSI kỳ vọng lãi từ hợp đồng đầu tư tăng 8%-10% đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khi lãi suất huy động tăng nhẹ 20-25 điểm cơ bản, trong khi lãi thực hiện từ đầu tư cổ phiếu hay hoàn nhập dự phòng không nhiều do mức nền so sánh cao trong 2021.

Mặc dù vậy, hai cổ phiếu là BIC hoặc VNR vẫn có thể ghi nhận lãi từ hiện thực hoá danh mục đầu tư nếu cần. VNR nắm giữ TPB ở mức giá trung bình bằng 1/6 giá hiện tại. BIC nắm giữ ACB, VNR, FPT, HPG, VCB ở mức giá thấp.

Các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng nhiều hơn vào lợi nhuận ngành bảo hiểm trong năm 2022

Về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (UW), SSI cho rằng, có ba nhóm yếu tố đối nghịch tác động đến lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong 2022.

Thứ nhất, yếu tố kém tích cực. Việc hưởng lợi từ tỷ lệ bồi thường thấp do người được bảo hiểm hoãn nộp các yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội sẽ khó có thể lặp lại trong năm 2022. Do đó, tỷ lệ bồi thường dự báo quay về mức bình thường trong năm.

Thứ hai, yếu tố tích cực. Việc sử dụng Cơ sở dữ liệu chung về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với các thông tin đăng ký xe cơ giới, vi phạm an toàn giao thông đường bộ, lịch sử tai nạn giao thông có thể giúp các công ty bảo hiểm phân loại khách hàng tốt hơn.

Các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng nhiều hơn vào lợi nhuận ngành bảo hiểm trong năm 2022

Trong khi đó, Nghị định 03 cũng cho phép công ty bảo hiểm tăng phí tối đa 15% so với mức Bộ Tài chính quy định căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình. Điều này giúp các công ty bảo hiểm có thể tăng phí đối với các hợp đồng có rủi ro cao hơn thay vì áp dụng giá tương đương với tất cả các hợp đồng như trước đây.

Thứ ba, yếu tố bất ngờ có thể đến từ sự thành công của kênh bán hàng online với những thay đổi về quy định (giấy chứng nhận điện tử). Nếu doanh thu kênh online tăng mạnh, chi phí trung gian (cho đại lý, môi giới) có thể được tiết giảm dần dần.

Tuy nhiên, SSI nhấn mạnh, các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng nhiều hơn vào lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong năm 2022. Trong khi đó, các yếu tố tích cực cần thời gian để phản ánh vào lợi nhuận các công ty bảo hiểm.

Đồng thời, đánh giá toàn cảnh, nhóm nghiên cứu cho rằng, ước tính tăng trưởng lợi nhuận ròng năm 2022 chậm lại đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ do mức so sánh cao trong 2021. Mặc dù vậy, BVH có thể tăng trưởng tương đối tốt (+21%), do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thể cải thiện nhờ mức tăng chậm lại của chi phí dự phòng toán học.

"Định giá cổ phiếu ngành bảo hiểm hiện đã ở mức khá cao nếu xét đến các yếu tố cơ bản (PB hiện tại là 1,8x và ROE là 13%). Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng vẫn các kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và/hoặc thoái vốn trong 2022 có thể vẫn tác động tích cực đến diễn biến giá cổ phiếu", SSI khuyến nghị.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại