menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhung ONeil Pro

Cần hành động gì trong thị trường này?

Thị trường đã giảm 6 tuần liên tiếp và làm mất đi 22% giá trị vốn hóa. Kể từ sau năm 2018, thì đây là những tuần tồi tệ nhất của các Nhà đầu tư. Sau 6 tuần giảm liên tiếp, chỉ số VNINDEX đã rơi về định giá hấp dẫn với P/E đạt hơn 12 lần, đây là mức thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất.

Trong tuần vừa qua, khối ngoại mua vào 256 triệu cổ phiếu, trị giá 9.959 tỷ đồng, trong khi bán ra 210 triệu cổ phiếu, trị giá 8.207 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 46,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 1.752 tỷ đồng.

Cần hành động gì trong thị trường này?

Nguyên nhân vì sao dẫn đến đợt bán tháo vừa qua ở thị trường chứng khoán?

- Đầu tiên chúng ta cần lật lại bức tranh trước khi có Covid, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn duy trì ở mốc cận 1000, P/E đạt 15-17 lần. Lúc này chứng khoán là kênh đầu tư hiệu quả nhưng chưa thực sự thu hút được số đông.

- Mãi cho đến khi Covid-19 ập tới vào tháng 2/2020, giá cổ phiếu rơi về mức thấp, P/E có lúc xuống đến 7, nhiều NĐT thực hiện bắt đáy cổ phiếu, cú bắt đáy mang về lợi nhuận khủng. Và chỉ trong vòng 2 năm chứng khoán thực sự là một kênh hấp dẫn NĐT tổ chức, đến cá nhân, đâu đâu cũng thấy người ta nhắc đến chứng khoán, trên các diễn đàn, thời sự, quán cà phê hay trà đá vỉa hè, ngay cả bác xe ôm bà …cũng quan tâm đến việc mua con gì – bán con gì để ăn lợi nhuận. Lãi suất giảm xuống mức thấp nhất, khiến tiền dịch chuyển từ kênh tiết kiệm sang kênh đầu tư. Số lượng TK cá nhân tăng chóng mặt, cùng với đó, thanh khoản cũng tăng. Trong 2 năm, có lúc thanh khoản toàn thị trường vượt mốc 35.000 tỷ. Sau 2 năm, năm 2021, nền kinh tế bình thường trở lại, hồi phục sau dịch cũng kéo theo nhiều bất lợi, đó là sự hồi phục không đồng đều giữa các quốc gia, khiến tình trạng ùn tắc tại cảng, giá các nguyên vật liệu bị ùn tắc trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn. Kéo theo vấn đề: Lạm phát. Thêm vào đó, việc công xưởng của Thế giới: Trung Quốc đón đại dịch lần thứ ba cùng với việc đóng cửa quốc gia này khiến sản xuất trì trệ, giá hàng hóa lại càng tăng chóng mặt, kèm theo với đó là chiến tranh xung đột Nga-Ukraina khiến các mặt hàng như dầu thô, lương thực thực phẩm trở nên đắt đỏ. Nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế của chính phủ được đẩy mạnh, khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát càng bị đẩy lên cao trào. Để kiềm chế lạm phát, FED buộc phải tăng lãi suất, điều này khiến dòng tiền từ các quốc gia đang phát triển/mới nổi dịch chuyển về Mỹ, khiến đồng USD tăng lên và đẩy giá các đồng tiền khác xuống. Gây khó khăn cho các nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi.

Một số tác động tới thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại:

+ Áp lực từ lạm phát: các chính sách của Mỹ ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển, dòng tiền sẽ có thể dịch chuyển từ các quốc gia này quay trở về Mỹ, rút vốn này ảnh hưởng đến dòng tiền lớn trên thị trường, bao lâu nay chúng ta vẫn cho rằng khối ngoại quyết định nhiều đến thanh khoản toàn thị trường. Áp lực từ lạm phát cũng khiến NĐT bán các tài sản đang rủi ro quay về TS trú ẩn: tiết kiệm và vàng.

+ Rủi ro kinh tế suy thoái: Nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái: các động lực tăng trưởng đang gặp lực cản khi lạm phát và tình hình chiến sự tại Ukraine đã gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng từ trước đó.

+ Dòng tiền: Trong 2 năm qua, giá trên TTCK đã vượt khá xa so với định giá, một phần do tiền rẻ được bơm vào thị trường, nhiều đội lái hoạt động, kích hoạt trạng thái giao dịch, tác động mạnh tới thanh khoản. Bên cạnh đó, lượng NĐT cá nhân đổ dồn vào kênh rủi ro do lãi suất thấp cũng tác động lên yếu tố dòng tiền. Khi lãi suất tăng, tiền rẻ bơm vào thị trường đã được thu về để tránh rủi ro, quay đầu hưởng chênh lệch lãi suất.

+ Một số yếu tố bất lợi trên thị trường: việc xử lý vi phạm, bắt bớ các lãnh đạo DN, xử lý các hành vi thao túng giá cũng tác động lên thị trường khiến các DN đang có ý định kết hợp cùng với đội lái nhằm đẩy giá cổ phiếu và hưởng chênh lệch giá cũng dừng lại, khiến cho dòng tiền sụt giảm mạnh. Siết kênh huy động trái phiếu khiến nguồn vốn một số Doanh nghiệp bị cạn kiệt, DNtrả nợ vay khó khăn, các DN niêm yếu có xu hướng bán cổ phiếu để cân đối với thị trường trái phiếu.

+ Giá: bị bơm thổi quá mạnh, khiến cho NĐT có xu hướng chốt lời, quy đổi sang tài sản để bảo vệ thành quả trong 2 năm qua khiến một phần tiền bị rút ra.

+ Các rủi ro về vĩ mô: các ẩn số trên TTCK Thế giới khi FED tăng lãi suất, lạm phát tăng, chiến tranh Nga-Ukraina chưa có dấu hiệu kết thúc, Trung Quốc đóng cửa giao thương, khiến cho TT có những tác động khó lường, NĐT có xu hướng bán danh mục để phòng trừ những kết quả xấu.

Quan sát gần đây cho thấy trong những phiên giảm điểm mạnh thì cũng có những nỗ lực đỡ giá của các tổ chức, quỹ hay tạo lập khi những lệnh dư bán sàn xuất hiện, nhưng với quán tính bên bán áp đảo cùng sự thiếu hụt của dòng tiền, nên mọi nỗ lực kìm hãm đà rơi đều bị thất bại. Mốc 1200 là mốc hỗ trợ quan trọng được hình thành từ năm 2020, mốc này bị phá vỡ cho thấy tâm lý sợ hãi, bán đổ bán tháo, và lúc này lực hồi sinh dần trở lại. Le lói tín hiệu từ nhóm Chứng khoán, khi mà nhóm này giảm trước thị trường, lực cung cạn kiệt, lực cầu bắt đầu dâng cao khiến thanh khoản khớp lệnh tại SSI đạt kỷ lục, điều này cho thấy khả năng SSI sẽ tạo đáy sớm hơn so với thị trường chung.

Thị trường đã chiết khấu đến mức nào?

- Thị trường đã giảm 6 tuần liên tiếp và làm mất đi 22% giá trị vốn hóa. Kể từ sau năm 2018, thì đây là những tuần tồi tệ nhất của các Nhà đầu tư. Sau 6 tuần giảm liên tiếp, chỉ số VNINDEX đã rơi về định giá hấp dẫn với P/E đạt hơn 12 lần, đây là mức thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất.

- Rất nhiều cổ phiếu đã giảm >100% kể từ vùng đỉnh, nhiều cổ phiếu rơi mạnh, xuống dưới mức định giá cho thấy đây là cơ hội mọi người nên tham gia trở lại.:

Điểm danh một số CP giảm mạnh:

+ Nhóm Chứng khoán đã chiết khấu đủ sâu chưa? HCM giảm 59% kể từ vùng đỉnh, SSI giảm 55.2% kể từ vùng đỉnh và giảm 43% kể từ đầu tháng 4, VCI rơi 62%, VND giảm 40.6% kể từ vùng đỉnh (VND có mức giảm thấp nhất nên mức độ hồi phục nhẹ nhất).

- Ngành Ngân hàng chiết khấu bao nhiêu % từ vùng đỉnh? MBB giảm 30% kể từ vùng đỉnh, VPB giảm 29.2%, TPB giảm 27.7%, CTG giảm 37.4%, BID giảm 35.7% kể từ vùng đỉnh, VCB giảm 21%, VIB giảm 29.7%, STB giảm 44% kể từ vùng đỉnh

- Ngành Bất động sản giảm rất mạnh: VHM giảm 20.9% kể từ vùng đỉnh; SCR giảm 48.9% kể từ cuối tháng 3 và đã giảm 54% kể từ vùng đỉnh, DIG giảm 60% kể từ vùng đỉnh và 54.9% kể từ cuối tháng 3, CEO giảm 67.2% từ đỉnh và 59.7% kể từ cuối tháng 3, DXG giảm 38.6% từ vùng đỉnh, NTL giảm 44%

- Ngành BĐS KCN: KBC giảm 42.2% kể từ vùng đỉnh, D2D giảm 23.4%, LHG giảm 48% kể từ vùng đỉnh,

- Ngành Thép: HPG giảm 38.1% từ đỉnh và giảm 32% kể từ đầu tháng 3, NKG giảm 47.4% kể từ vùng đỉnh, HSG giảm 51.1% kể từ vùng đỉnh hồi đầu tháng 3.

- Ngành xây dựng: FCN giảm 58.6% kể từ vùng đỉnh, LCG giảm 50.6% kể từ vùng đỉnh, HBC giảm 46%, CTD giảm 63%

- Ngành Dầu khí: GAS giảm 20.5%, PVD giảm 50.7%, PVS giảm 43.6%, PVT giảm 43.8%; PVB giảm 52.5%, PLX giảm 43%

Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật:

- Nếu so sánh sự tương quan về tâm lý giao dịch của NĐT thì năm 2018 thị trường rơi từ 1210đ xuống 963 điểm, tương ứng mức rơi 20.4%; trong đó có 1 nhịp hồi 8%, 1 nhịp hồi mạnh đạt 13.8%, và hình thành 3 đáy, liên tục đáy sau thấp hơn đáy trước, Sau đó đi ngang, cho đến năm 2020, do dịch Covid nên giảm mạnh 34% xuống 650. Kể từ đây đi lên. Giả định tâm lý NĐT không thay đổi qua các thời kỳ, đều dịch chuyển từ lòng tham đến sự sợ hãi, thì VNINDEX hiện nay đang giảm khoảng 22%, tương ứng với mức giảm mạnh này thì đã vượt quá 2018. Nên có thể kỳ vọng nhịp hồi phục 8-15%

- RSI năm 2018 rơi về mốc 26, năm 2020 rơi về mốc thấp nhất tại 10 – tại đây tâm lý đã bi quan đến cực độ. RSI ở giai đoạn hiện tại 15/5/2022 rơi về 22 – cho thấy mức độ bi quan cao, khả năng sắp có nhịp hồi

- Nến: Năm 2018 không xuất hiện những cây nến dạng Marubozu đỏ đặc liên tiếp mà xen kẽ, phiên trước giảm mạnh – phiên sau hồi phục. Điều này cho thấy tâm lý bi quan chán nản cực độ của NĐT, bán bằng mọi giá. Sau trạng thái tâm lý này, khi TT có lực cầu trở lại, tâm lý sẽ dần chuyển sang nghi ngờ

- Khối lượng: khối lượng những phiên gần đây duy trì ở mức thấp, 2 phiên cuối tuần khối lượng ở mức cao kèm theo giá giảm mạnh cho thấy dòng tiền quyết liệt rời đi khỏi thời điểm này.

Nhận biết dấu hiệu tạo đáy và hướng hành động:

Cần hành động gì trong thị trường này?



Trong các bài viết trước có đưa ra dấu hiệu nhận biết đáy:

Khi đà giảm chững lại, xuất hiện các mẫu đảo chiều tăng giá, kèm sự gia tăng về khối lượng, ít nhất trên 20.000 tỷ, RSI phân kỳ dương, chú ý các mẫu hình tạo đáy W và xuất hiện những phiên bùng nổ theo đà,…lúc này là dấu hiệu tạo đáy.

Dự kiến VNINDEX sẽ tạo đáy quanh 1079 - 1090 điểm, và thiết lập vùng cân bằng tại khu vực quanh 1150 điểm. NĐT nên chờ cho đến khi đáy được thiết lập hoàn toàn, thị trường ổn định trở lại, dòng tiền mới vào mạnh – với những phiên >20.000 tỷ. Giai đoạn hiện tại, cuối tuần vừa qua có một số thông tin tích cực: Cuộc họp UBCK Nhà nước cùng với các sở và 23 CTCK để đánh giá lại TTCK và cách tính lại giá thanh toán cuối cùng trong phiên đáo hạn phái sinh VN30. Lực cầu bắt đáy trong phiên cuối tuần tăng mạnh làm thanh khoản tăng cao hơn so với các phiên trước. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Thế giới phiên cuối tuần, chứng khoán Mỹ hồi phục hơn 400 điểm => Với các thông tin tích cực này, khả năng cao VNINDEX sẽ có pha hồi phục trong tuần này lên mốc 1230-1250 điểm. Tuy nhiên xét trên góc độ kỹ thuật, TT vẫn chưa an toàn và chưa có dấu hiệu thiết lập đáy, do đó ưu tiên nắm giữ tiền mặt, tùy quan điểm. NĐT ngắn hạn có thể quan sát giải ngân nếu phiên đầu tuần có tín hiệu tich cực, dòng tiền gia tăng kèm giá một số CP đã rơi vào vùng chiết khấu khá cao như: SSI, HCM, CTG, BID, DXG, CTR, HSG, PVD, PVS… - giải ngân từng lần theo tỷ lệ 20%-20%-30%-30%, nếu thiết lập đáy thành công ngay từ khu vực này chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội. NĐT theo trường phái dài hạn thì nên giải ngân 30% khu vực này và theo dõi. NĐT trung hạn, ưa thận trọng, chưa vội tham gia khu vực này nên chờ các tín hiệu kỹ thuật xác nhận đáy rõ ràng.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với mọi người. GOOD LUCK!

Nhung ONeil

Cao Thị Hồng Nhung - CTCP Chứng khoán VNDIRECT - Tiktok/Facebook: Nhung O'Neil - SĐT/Zalo: 0964285799

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nhung ONeil Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

15 Yêu thích
4 Bình luận 4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại