menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Đình Đạt

“Chơi vơi mạch hở” cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng: Bao giờ được bịt kín?

Mặc dù phương án của tỉnh Lạng Sơn là khá... ngược đời. Nhưng xét cho cùng đây là phương án cần thiết để sớm bịt kín được “mạch hở” của toàn tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ GTVT sớm xem xét phương án điều chỉnh quy mô đầu tư, phương án hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với Dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng.

Đề nghị…ngược đời

Trong công văn trên, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, do khó khăn trong việc huy động vốn, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị phân kỳ đầu tư Dự án thành 2 đoạn. Trong đó, đoạn từ Km44+750 (Chi Lăng) - Km17+420 (nút giao với QL4B thuộc thành phố Lạng Sơn), dài 27,3km, quy mô xây dựng 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17,5m. Đối với đoạn từ Km17+420 đến Km1+800 dài 15,7km trong giai đoạn trước mắt sẽ chỉ xây dựng theo quy mô 2 làn xe, chiều rộng nền đường 13,5m.

Mặc dù vậy, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng kiến nghị vẫn tiến hành giải phóng mặt bằng toàn bộ tuyến đường dài 43 km với quy mô nền đường rộng 22m với lý do để thuận tiện cho việc sau này tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng đường cao tốc quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh.

Với đề nghị của UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng mức đầu tưcủa dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng giảm từ 8.790 tỷ đồng xuống còn 5.947 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tưgiảm từ 1.750 tỷ đồng xuống còn 1.600 tỷ đồng; ngân sách Trung ương hỗ trợgiảm từ 2.160 tỷ đồng xuống còn 1.347 tỷ đồng; vốn vay ngân hàng thương mại giảm từ 3.400 tỷ đồng xuống còn 2.000 tỷ đồng. Riêng ngân sách tỉnh chi vẫn giữ nguyên là 1.000 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc giảm quy mô đầu tư vào cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ giúp dự án sớm thông tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tới được cửa khẩu Hữu Nghị, tạo động lực thúc đẩy phát triểnkinh tế- xã hội của tỉnh Lạng Sơn và khu vực. Không những thế, đây là mức đầu tư phù hợp với điều kiện hiện nay trong việc huy động vay vốn tín dụng cũng như cân đối vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Mặc dù đề nghị giảm quy mô đầu tư, đối với dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng của UBND tỉnh Lạng Sơn được đưa ra là khá... ngược đời. Nói là ngược đời bởi từ trước đến nay, hầu hết các địa phương khi có dự án đường giao thông đi qua địa bàn đều luôn mong muốn quy mô đầu tư càng hoành tráng, càng hiện đại càng tốt.Nhưng xét cho cùng đây là phương án hợp lý và cần thiết, để sớm hoàn thành dự án lâu nay vẫn được xem là “mạch hở” của toàn tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn.

Được biết, ngoài phương án được lựa chọn nói trên, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết là đã từng cân nhắc đầu tư Dự án theo quy mô cao tốc hoàn chỉnh.

Cụ thể, phương án này sẽ đầu tư xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 44 km với 4 làn xe hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 22m, gồm 4 làn xe rộng 17,5 m. Tổng mức đầu tư dự kiến của phương án này là 8.790 tỷ đồng, trong đó, nhà đầu tư bỏ ra 1.750 tỷ đồng; ngân sách tỉnh chi 1.000 tỷ đồng; ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.160 tỷ đồng; vốn vay ngân hàng thương mại: 3.400 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Lạng Sơn thừa nhận phương án này có kinh phí đầu tư xây dựng lớn, khó khăn trong việc huy động vay vốn tín dụng, cân đối hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước trong điều kiện hiện nay để hoàn thành Dự án.

Bài toán nan giải về vốn

Đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng là đoạn tuyến cuối cùng nằm trong quy hoạch tổng thể tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Theo chủ trương đầu tư ban đầu, đoạn tuyến này được sử dụng nguồn vay ADB, tuy nhiên do việc tiếp cận nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn và sẽ làm gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Được biết, mặc dù được đầu tư rất lớn, nhưng tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km đều với quy mô 4 làn xe dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn là một “mạch hở” khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn chưa thể xác định thời điểm khởi công.

Việc kết thúc “chơi vơi” cách TP. Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, khiến cung đường còn lại lên 2 đầu mối giao thông quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi mượn tuyến Quốc lộ 1 hai làn xe được cải tạo từ cách đây 20 năm và đã mãn tải từ lâu.

Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả (nhà đầu tư chính tại Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn) thừa nhận khó khăn về vốn, cụ thể là chưa xác định được nguồn vốn tham gia từ các bên liên quan đang là “nút thắt” lớn nhất tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Hiện cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đã đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý và tăng tính hiệu quả đầu tư do được tối ưu hóa để tiết giảm tổng mức đầu tư bằng giải pháp phân kỳ đầu tư. Do đó, nếu gỡ được “nút thắt” về vốn đầu tư thì dự án sẽ sớm được triển khai thuận lợi. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay, đây vẫn là bài toàn khó.

Nếu phương án giảm quy mô đầu tư mà UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra sẽ giúp tháo gỡ được những khó khăn trong dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thì bài toán nan giải nhất ở tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn tồn tại trong nhiều năm qua sẽ được giải và “mạch hở” đoạn tuyến Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ được bịt kín.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại