menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đoan Trang

Chủ tịch Fed Jerome Powell: Cần nhà đầu tư thua lỗ?

Hãng tin Bloomberg nhận định những "nỗi đau thua lỗ" mà nhà đầu tư đang phải chịu đựng ở thời điểm hiện tại là do cố ý, điều đó giúp cho công việc của Fed dễ dàng hơn.

Để chế ngự lạm phát, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản từ gần 0 lên đến hơn 3% trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục. Và trong cuộc họp gần đây nhất của Fed vào ngày 21/9, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm trong những tháng tới. Thông tin này nhanh chóng khiến thị trường lao dốc.

Tất cả đang bước vào một môi trường tài chính rất khác, nơi mà các nhà đầu tư thận trọng đang đánh giá lại nơi gửi gắm tiền của mình. Đòn bẩy trong chính sách chủ yếu của Fed là lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá trị dòng tiền tương lai giảm, ảnh hưởng đến các tài sản từ cổ phiếu, trái phiếu đến bất động sản và nhiều loại tiền tệ.

Vì vậy, Chủ tịch Fed Jerome Powell muốn giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất (hay còn gọi là thắt chặt). Ông ấy muốn nói rằng ngân hàng trung ương cần các nhà đầu tư thua lỗ. Mục tiêu ở đây là để những thiệt hại đó ngấm dần vào phần còn lại của nền kinh tế, khi mà các khoản vốn đầu tư và tiêu dùng giảm, tăng trưởng chậm lại, nhu cầu chậm lại và cuối cùng lạm phát sẽ giảm.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần trở lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi Fed hành động ngược lại so với hiện tại. Ngân hàng trung ương buộc phải hạ lãi suất về mức 0 để xoa dịu những căng thẳng mà nợ hộ gia đình và công ty phải chịu. Lãi suất thấp đồng nghĩa những người đang nợ sẽ trả lãi ít hơn để họ có thể điều chỉnh lại bảng cân đối ngân sách. Vào năm 2008, nợ hộ gia đình chiếm tới 97% tổng GDP. Ngày nay, nợ hộ gia đình Mỹ chiếm khoảng 75%, mức thấp nhất trong 20 năm.

Tuy nhiên, đối với những người gửi tiết kiệm, những tài khoản lãi suất cao đã từng mang lại lãi suất 5% đột nhiên giảm còn 1%. Lợi tức hàng năm của khoản tiết kiệm 50.000 USD giảm từ 2.500 USD xuống còn 500 USD. Điều này buộc những người dựa vào lãi suất như một nguồn thu nhập chính phải suy nghĩ lại chiến lược của họ. Thường họ sẽ chuyển sang các tài sản rủi ro hơn, vì vậy tiền đã đổ vào cổ phiếu, đẩy chỉ số S&P 500 tăng gấp 7 lần từ mức đáy hậu khủng hoảng lên mức đỉnh vào tháng 1.

Với lãi suất tiền gửi của Fed gần bằng 0, các tài khoản tiết kiệm thông thường chỉ trả lãi tối thiểu, khiến một số người châm biếm rằng “tiền mặt là rác rưởi”. Câu nói này đã gieo rắc tâm lý đầu tư vào tài sản tiền số và cổ phiếu meme, cho phép các công ty từ Amazon.com, General Motors đến Marriott tăng vốn đầu tư.

Chắc chắn rằng một vài khoản đầu tư trong số đó vô cùng liều lĩnh. Ví dụ, BHP Billiton của Australia đã rót 20 tỷ USD vào các dự án dầu đá phiến của Mỹ vào đầu những năm 2010. Điều đó đã được đền đáp khi dầu thô tăng lên hơn 100 USD/thùng, nhưng có vẻ lại là quyết định kém khôn ngoan khi dầu giảm xuống dưới 30 USD/thùng. Đến năm 2017, BHP đã phải ghi lỗ hàng tỷ USD từ các khoản đầu tư đó khi dầu đá phiến tràn ngập thị trường.

Thời điểm đó, nền kinh tế Mỹ đã đi đúng hướng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,3% và tiền rẻ đã phục vụ hướng đi đó. Và Fed đã bắt đầu tăng lãi suất. Song, Fed sớm nhận thấy nền kinh tế vẫn còn quá yếu, vì vậy họ đã đảo ngược việc tăng lãi suất vào năm 2019. Sau đó, Fed phải thử các biện pháp kích thích khác vào năm 2020 để giảm thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hiện nền kinh tế đã có thể chịu được mức lãi suất cao hơn, trong bối cảnh lần đầu tiên trong 4 thập kỷ lạm phát đạt hơn 8%, Fed rất muốn áp dụng việc tăng lãi suất. Trên thực tế là họ muốn bù đắp thời gian qua. Kết quả là các nhà đầu tư nhận ra tiền mặt không còn là rác nữa mà là một loại tài sản quan trọng cho họ trú ẩn.

Nhiều người Mỹ cho thấy tâm lý đầu tư thay đổi rất nhanh chóng. Nếu nền kinh tế phát triển chậm lại có thể giảm lạm phát xuống mức chấp nhận được, cơ hội đầu tư sẽ khả quan hơn. Lợi suất kho bạc và trái phiếu có mức xếp hạng cao đang tăng. Ở một thời điểm nào đó, lãi suất sẽ sớm ngừng tăng và lợi nhuận từ những lựa chọn ít rủi ro hơn sẽ rất hấp dẫn.

Sự thay đổi về tâm lý này sẽ không chỉ giới hạn ở tài sản an toàn. Phố Wall đang ở giữa thị trường gấu. Chỉ số S&P 500 năm nay giảm hơn 20% và mức giảm của Nasdaq 100 đã lên tới 30%. Lãi suất tăng không giúp cho những khoản lợi nhuận đó khả quan hơn, nền kinh tế chậm lại và thu nhập doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Vì vậy, các nhà đầu tư đã bắt đầu rút tiền khỏi cổ phiếu. Theo viện Investment Company Institute, các quỹ tương hỗ ghi nhận 32 tuần liên tiếp bị rút vốn.

Fed sẽ không nói ra, nhưng khi các thành viên trong Hội đồng Thống đốc Fed nhìn thấy phản ứng này, họ có thể thấy hài lòng. Việc các nhà đầu tư từ bỏ giúp công việc của Fed dễ dàng hơn. Giá trị tài sản phản ứng càng nhanh với thắt chặt chính sách tiền tệ thì lạm phát sẽ giảm càng nhanh. Nhưng sau khi suy thoái nảy sinh do lãi suất cao, tình trạng bán tháo sẽ chấm dứt và lạm phát sẽ giảm.

Sau hơn một thập kỷ, chúng ta sẽ bước vào một chế độ đầu tư mới. Và bây giờ là lúc để chuẩn bị.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

15,601.50

-81.87 (-0.52%)

Biểu đồ mã Nasdaq

5,011.12

-11.09 (-0.22%)

Biểu đồ mã S&P 500
15 Yêu thích
9 Bình luận 63 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại