menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Chứng khoán 17/1: 128 mã sàn trên HOSE, VN-Index “bốc hơi” 43 điểm

Áp lực bán bằng mọi giá không chỉ uy hiếp lên các cổ phiếu nóng mà còn liên tục leo thang trên diện rộng. 128 mã cổ phiếu nằm sàn trên HOSE trong đó có cả những đại diện trong VN30 như POW, GVR, KDH, SSI.

Còn mỗi điểm sáng khối ngoại mua ròng

Ngân hàng không thể gồng gánh mãi trước áp lực bán không ngừng gia tăng. Tâm lý bảo toàn thành quả đã khiến nhiều cổ phiếu Ngân hàng chùn bước, thậm chí giảm sâu cuối phiên như STB, VPB, TCB, TPB, HDB,.... Chỉ còn duy nhất VCB trên HOSE và KLB, NVB trên UPCoM giữ lại được sắc xanh nhưng biên độ tăng đã hẹp đi đáng kể.

Với liên tiếp những luồng thông tin tiêu cực, không quá bất ngờ khi các cổ phiếu Bất động sản bị xả mạnh nhất do áp lực call margin. Một loạt cái tên như KDH, DIG, CEO, SAM, LDG, GEX, HDC, NLG, SCR, CII, NBB,... đều nằm sàn “trắng bên mua”. Tương tự, nhóm Khu công nghiệp cũng chìm sâu khi GVR, BCM, KBC, LHG, IJC, VGC,... cũng đồng loạt "xanh lơ".

Bất ngờ phần nào đến từ nhóm Chứng khoán khi hầu hết cổ phiếu từ VND, SSI, HCM, VCI, MBS đến AGR, BSI, CTS, FTS, VIG, VIX,... đều sàn trắng. Thép cũng chìm sâu với HSG, TLH nằm sàn trong khi HPG, NKG, POM, SMC giảm sâu. Nhóm Dầu khí cố gắng gượng với sắc xanh vớt vát trên PVD, PVS, OIL tuy nhiên GAS, PLX, BSR đều đã thất thủ.

Một phiên rũ bỏ là không thể tránh khỏi sau những diễn biến gần đây và thị trường sẽ tìm kiếm điểm cân bằng mới khi lực cầu bắt đáy trở lại. VN-Index kết phiên giảm 43,18 điểm (-2,89%) xuống 1.452,84 điểm với thanh khoản 33.290 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh đạt 31.245 tỷ đồng.

Với 49 mã nằm sàn, HNX-Index cũng đóng cửa thấp nhất phiên tại 445,34 điểm, giảm 21,52 điểm (-4,61%), thanh khoản đạt 4.045 tỷ đồng. UPCoM-Index cũng mất 2,86 điểm (-2,55%) xuống 109,36 điểm với thanh khoản 2.052 tỷ đồng.

Mặt khác, giao dịch khối ngoại vẫn là điểm sáng khi mua ròng 136 tỷ đồng trên HOSE, 19,5 tỷ đồng trên UPCoM nhưng lại bán hơn 43 tỷ đồng trên HNX. Nhà đầu tư nước ngoài “quăng lưới” dàn trải trên nhiều cổ phiếu như STB, VNM, BID, CTG, SSI, VCB, VRE,... trong khi VND, GEX, PDR bị bán khá mạnh.

*****

Nhiều mã “trắng bên mua” và lộ sàn

Nỗ lực của nhóm Ngân hàng gặp phải thách thức lớn trước động thái chốt lời không ngừng uy hiếp trên vùng giá cao. BID, CTG, MBB, TCB,... đều gặp khó và chỉ có VCB gần như chưa gặp trở ngại khi bứt phá.

Đóng góp của các cổ phiếu “vua” bị lu mờ bởi áp lực bán tháo mạnh trở lại trên các các cổ phiếu nóng. POW, DIG, CEO, GEX, CII, NBB, LDG, DRH, HAR,... đều chìm sâu trong sắc đỏ, thậm chí nằm sàn “trắng bên mua”. Nhiều khả năng, hiệu ứng “call margin” đã xuất hiện trên các cổ phiếu này.

Nhóm Chứng khoán cũng bị xả rất mạnh khiến toàn bộ cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, thậm chí VND, AGR, CTS, VIG đã lộ sàn. Thép cũng chịu cảnh tương tự nhưng mức độ có phần nhẹ nhàng hơn, một phần vì giai đoạn chiết khấu cao trước đó.

Dầu khí là nhóm ngành hưởng ứng tích cực nhất với nỗ lực gồng gánh chỉ số của Ngân hàng tuy nhiên GAS, PLX, BSR, OIL, PVD, PVS cũng phần nào bị thu hẹp đà tăng. Bán lẻ, Điện, Dược, Thủy sản, Dệt may,... đều rất hạn chế trong việc hút tiền khiến giao dịch đầy ảm đạm.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,44 điểm (-0,23%) xuống 1.492,58 điểm với thanh khoản 16.830 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh đạt 15.867 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn mua ròng trên HoSE với giá trị 89 tỷ đồng dàn trải trên nhiều cổ phiếu như VCB, HPG, KBC, DXG, VNM, BID, CTG,... trong khi tập trung xả mạnh VND, GEX, POW.

Trên HNX, CEO đảo chiều giảm sâu cộng hưởng với diễn biến kém khả quan trên SHS, IDC, MBS,... khiến HNX-Index quay đầu giảm 4,87 điểm (-1,04%) xuống 461,99 điểm với thanh khoản 2.242 tỷ đồng.

Trong khi đó, UPCoM-Index tiếp tục bị nới rộng đà giảm lên 1,07 điểm (-0,95%) qua đó tạm dừng phiên sáng tại 111,15 điểm với thanh khoản 1.027 tỷ đồng. MVN chìm sâu đang là gánh nặng phủ nhận nỗ lực đến từ BSR, OIL.

*****

Áp lực bán gia tăng

Thị trường khởi đầu tuần mới ban đầu khá suôn sẻ với sắc xanh chiếm ưu thế trên nhóm vốn hóa lớn, trong khi nhiều cổ phiếu nóng cũng đã được “cầm máu”. VN-Index nhanh chóng tạo được bước tăng sau ATO, tuy nhiên đang có dấu hiệu hạ nhiệt do áp lực bán dần gia tăng.

Nhóm Ngân hàng chưa thực sự bùng nổ nhưng những cái tên như VCB, BID, CTG, TCB, MBB, STB, HDB,... đều tăng điểm cũng đã đủ dẫn dắt thị trường. Trợ lực đáng kể đến từ nhóm Dầu khí với “đầu tàu” GAS, sắc xanh phủ trên một loạt cổ phiếu như BSR, PLX, OIL, PVD, PVS, PVT giúp lan tỏa hiệu ứng tích cực.

Chiều ngược lại, Chứng khoán, Thép, Bán lẻ đang chìm trong sắc đỏ. Nhóm Bất động sản lại phân hóa rõ rệt với VIC, NVL, BCM, PDR, KDH, HDG,... đều đang giảm đỏ trong khi DIG, CEO, DPG, GEX, DXG, HDC, SJS đã lấy lại sắc xanh.

Thời điểm 10h sáng, VN-Index tạm tăng 3,45 điểm (+0,23%) lên 1.499,47 điểm với thanh khoản hơn 5.500 tỷ đồng. Khối ngoại giao dịch khá cân bằng khi mua ròng nhẹ trên SSI, TPB, VCI, HPG, VNM,... nhưng lại đang bán khá rát trên PVD, POW.

Trên HNX, các cổ phiếu vốn hóa lớn như NVB, KSF, L14, CEO đều tăng mạnh kéo HNX-Index tăng 7,09 điểm (+0,52%) lên 473,95 điểm với thanh khoản 844 tỷ đồng. Trong khi đó, UPCoM-Index lại giảm 0,12 điểm (-0,11%) xuống 112,10 điểm với thanh khoản 368 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại