menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Long

Chứng khoán phái sinh: Cơ hội chưa rõ ràng

Khi sự luân chuyển dòng tiền không nổi bật, diễn biến kỹ thuật của các hợp đồng tương lai chưa thực sự ủng hộ, kết hợp tâm lý cận kề ngày Tết, tín hiệu bứt phá mạnh khó xảy ra.

Nhiễu loạn thông tin, nhà đầu tư thận trọng

Tuần qua, nhà đầu tư trong nước đón nhận hàng loạt thông tin chấn động về các cổ phiếu bất động sản (Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm, ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu FLC mà chưa đăng ký). Đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực nhất là các cổ phiếu đầu cơ tăng nóng, không tác động trực tiếp đến rổ VN30, nhưng vẫn đủ để gây dư âm xấu đến các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index.

Bởi lẽ, phái sinh là thị trường của kỳ vọng, khi tương lai còn nhiều bất ổn thì bên Mua sẽ không tự tin đặt cược vào sự tăng trưởng của thị trường cho tới ngày đáo hạn, còn bên Bán có thể kích hoạt lệnh để bảo vệ tài khoản, đặc biệt là với những nhà đầu tư bị “kẹp” các cổ phiếu liên tục giảm sàn.

Chứng khoán phái sinh: Cơ hội chưa rõ ràng

Do đó, bất chấp các thông tin tích cực về vĩ mô như gói hỗ trợ 347.000 tỷ đồng được thông qua, những chính sách hỗ trợ cho ngân hàng như cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đều chỉ giúp thị trường hồi phục được những nhịp ngắn và không thể tạo ra xu hướng bứt phá. Cùng với đó là bối cảnh các tài sản đầu tư trên thế giới ngày càng tách bạch về xu hướng - hệ quả của sự phân hóa chính sách điều hành nền kinh tế.

Trong khi Việt Nam hướng tới các biện pháp hỗ trợ hậu dịch bệnh, thì các quốc gia khác bắt đầu dè chừng lạm phát, cá biệt có những quốc gia như Hàn Quốc đã tăng lãi suất liên tiếp và đẩy chỉ số Kospi vào khu vực xu hướng giảm dài hạn.

Chứng khoán phái sinh: Cơ hội chưa rõ ràng

Đà hồi phục thiếu ấn tượng

Điều không thể bàn cãi là xu hướng thị trường vẫn duy trì tăng trưởng dài hạn và chỉ số VN30-Index áp sát vùng kháng cự 1.56x điểm chưa phải là tín hiệu xấu để nhà đầu tư phải ưu tiên mở các lệnh bán. Tuy nhiên, trong các khung quan sát ngắn hạn hơn như đồ thị 15 phút, bắt đầu xảy ra tình trạng hồi phục ngày càng yếu dần và thiếu ấn tượng đặc biệt trong phiên cuối tuần. Độ lệch liên tục xoay chiều dương sang âm, âm sang dương và lượng hợp đồng giữ qua đêm (Open Interest) ngày càng giảm cho thấy quan điểm nhà đầu tư phái sinh đang có phần bối rối và mất phương hướng.

Lý do một phần là bởi rủi ro vẫn tồn tại khi loạt mã bất động sản giảm sàn không thanh khoản, một phần khác là do nhóm ngân hàng không thể duy trì nhịp độ tăng trưởng sang phiên thứ hai dù có nhiều mã như STB, TPB đã dư mua trần trong ngày 12/1. Khi sự luân chuyển dòng tiền không nổi bật, diễn biến kỹ thuật của các hợp đồng tương lai chưa thực sự ủng hộ, kết hợp tâm lý cận kề ngày Tết thì đơn giản là tín hiệu bứt phá mạnh khó xảy ra. Vì vậy, chiến lược giao dịch cho tuần kế tiếp sẽ ưu tiên quan sát hoặc canh thăm dò lệnh Mua với tỷ trọng nhỏ.

Chứng khoán phái sinh: Cơ hội chưa rõ ràng
Khuyến nghị: “Ưu tiên quan sát khi cơ hội không rõ ràng”

Trong tuần qua, VN30F1M phản ứng kém với khu vực hỗ trợ đầu tiên là 1.520 điểm, nhưng giá VN30F1M đã kịp thời giữ được hỗ trợ tâm lý 1.500 điểm. Thế nhưng, hệ quả tất yếu của pha giảm sâu là đà tăng trưởng không còn được bảo toàn. Thay vào đó, trạng thái kỹ thuật ngắn hạn đang dần rơi vào trung tính với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và biên độ giá hẹp dần. Giao dịch ngắn hạn chỉ nên mở với tỷ trọng nhỏ, canh mốc hỗ trợ 1.500 điểm, đóng vị thế nếu thủng xuống dưới 1.490 điểm và chốt lời chủ động khi giá hồi nhanh về kháng cự 1.530 điểm. Áp dụng chiến lược giao dịch trong biên độ.

Dành cho nhà đầu tư ưa thích nắm vị thế theo xu hướng, tiếp tục nhiệm vụ quản trị vị thế Mua sẵn có và canh chốt lời các vị thế đã tăng tỷ trọng ở 1.500 điểm. Mục đích là để cân đối lượng hợp đồng vừa phải và phòng tránh ảnh hưởng tâm lý bởi các nhịp rung lắc được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh hơn. Phương án hợp lý duy nhất để tăng tỷ trọng Mua trở lại là khi giá vượt hẳn qua 1.550 điểm, đặt điểm cắt lỗ toàn bộ khi vi phạm 1.530 điểm. Áp dụng chiến lược bám theo đà tăng trưởng nếu xu hướng VN30F1M và VN30-Index cải thiện.

Nhật ký giao dịch trong tuần qua (17/1 - 21/1/2022)

Tuần qua, các vị thế Mua ngắn hạn được mở tại 1.520 điểm và đóng ở 1.515 điểm, các vị thế Mua dài hạn được mở tại 1.500 và tiếp tục nắm giữ. Tổng thể mức lợi nhuận không lớn nhưng là một tuần giao dịch thành công, nhất là trong bối cảnh thị trường thiếu động lực.

Như đã dự báo trước đó, tâm lý nghỉ lễ và sự thiếu chủ động của nhóm cổ phiếu dẫn dắt khiến VN30-Index dao động trong biên độ rộng. Khi hỗ trợ thực sự mạnh là 1.480 điểm và kháng cự thực sự mạnh là 1.570 điểm chưa bị vi phạm thì không có nhiều lý do để dự báo rằng trạng thái đi ngang sẽ kết thúc. Do đó, đây là giai đoạn nhà đầu tư cần hạn chế hưng phấn hay sợ hãi quá mức.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,303.20

+14.43 (+1.12%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX

2,745.83

-9.28 (-0.34%)

Biểu đồ mã KOSPI
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại