menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhung ONeil Pro

Chúng ta đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế

Chu kì kinh tế đi liền với chu kì của TTCK, thông thường trên thực tế, giá trên thị trường chứng khoán thường đi trước chu kỳ kinh tế từ 3-6 tháng.

Do đó, TTCK là “phong vũ biểu” của nền kinh tế; là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường, với vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế, là một cửa sổ hội nhập, liên thông với các thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế.

Năm 2021 với nhiều biến động, ảnh hưởng mọi mặt đến sự phát triển kinh tế-xã hội trước sự bùng phát trở lại và kéo dài, với biến chủng mới nâng cấp nguy hại của đại dịch COVID-19. Trước những khó khăn đối mặt với nhiều thách thức mới chưa từng có, Chính phủ đã có nhiều chính sách kịp thời để chỉ đạo phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kép “đẩy lùi bệnh dịch và phát triển kinh tế”, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đây chính là cơ sở, nền tảng quan trọng để năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ được phục hồi trong bối cảnh bình thường mới. Năm 2022, tiếp tục có những cơ hội và thách thức đối với không chỉ Việt Nam mà còn các nước trên thế giới. Năm 2022, tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đây là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế. Thực hiện mục tiêu: Việc hoàn thành bao phủ vaccine vào cuối năm 2021, hoặc chậm nhất vào đầu năm 2022 là một trong những điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế.

Chúng ta đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là: suy giảm, suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.

Chúng ta đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế
Giai đoạn suy giảm có đặc điểm sau:

- Tiêu dùng giảm, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.

- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

- Tín dụng bị thắt chặt, lãi suất vay ở mức cao, DN tập trung duy trì sản xuất,hạn chế mở rộng. Người dân đầu cơ tích trữ hàng hóa.

--> Các ngành nghề hưởng lợi: Y tế, Nguyên liệu, Công nghệ- viễn thông, Điện, Nước.

Giai đoạn suy thoái có đặc điểm sau:

- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. GDP suy giảm

- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

--> Các ngành nghề hưởng lợi: Y tế, Nguyên liệu, Công nghệ- viễn thông, Điện, Nước.

Giai đoạn phục hồi có đặc điểm sau:

- Lãi suất giảm do các chính sách nới lỏng tiền tệ của chính phủ,người dân và DN được miễn, giảm thuế thúc đẩy chi tiêu, mua sắm phát triển kinh tế.

- Nhà nược đẩy mạnh chi tiêu chính phủ, thực hiện đầu tư công vực dậy nền kinh tế .

- Sản lượng,hàng tồn kho của các DN giảm. Đẩy mạnh kinh doanh sản xuất, cầu về lao động bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập hộ gia đình tăng

- Hoạt động tín dụng tăng trở lại trên nền lãi suất thấp

--> Các ngành nghề hưởng lợi: Nhóm đầu tư công- Nguyên vật liệu, Nhóm công nghệ, Tiêu dùng- Bán lẻ, BĐS, Xây lắp

Giai đoạn hưng thịnh có đặc điểm sau:

- Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của các DN cao đỉnh điểm. Chi tiêu của người dân mạnh mẽ. TTCK sôi động, tăng trưởng GDP cao.

- Hoạt động tín dụng tăng nóng, làm cho lãi suất dần bị đẩy lên cao

--> Các ngành nghề hưởng lợi: Tài chính, BĐS, Công nghệ, Bán lẻ, Viễn thông.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, giai đoạn này kinh tế của nước ta đang bước từ giai đoạn phục hồi sang giai đoạn hưng thịnh, với việc tác động do ảnh hưởng của đại dịch Covid đã khiến Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng: lãi suất thấp, các loại thuế được miến giảm, đẩy mạnh chi tiêu chính phủ - đầu tư công. Các nhóm ngành chúng ta có thể đầu tư với giai đoạn này:

Nhóm đầu tư công- Nguyên vật liệu lựa chọn: HT1, BCC, KSB, HBC, HPG (chờ hồi phục mạnh tại đáy)

Nhóm công nghệ: FPT, CMG

Tiêu dùng- Bán lẻ: VRE, MWG, PET, FRT

Bất động sản: VHM, KDH, DXG, NLG, DIG

Bất động sản khu công nghiệp: ITA, KBC, SZC, PHR

Xây dựng - Hạ tầng: HBC, CTD, FCN, CII, C4G,

Việc xác định đang ở chu kì nào và thời điểm giao thoa của chu kì kinh tế rất khó, không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể mường tượng tương đối nền kinh tế đang ở chu kì nào để ứng dụng vào đầu tư. Và TTCK luôn đi trước chu kì kinh tế 1 đoạn, bởi vì TTCK đơn giản là nơi phản ánh niềm tin của người dân vào nền kinh tế.

Lời khuyên: Với thị trường phát triển như Mỹ, kể cả là luồng thông tin đúng, chính xác, thì khung thời gian để thị trường chứng khoán phản ánh với các thông tin vĩ mô khoảng 18-30 tháng tới, còn ở thị trường đang phát triển như Việt Nam, NĐT có thể tìm hiểu các thông tin vĩ mô có thể tác động tới 3-6 tháng, dài hơn nữa thì chưa nên tìm hiểu kỹ. Với nguyên tắc này, NĐT nên ưu tiên lọc các chỉ tiêu vĩ mô mà có tác động tới thị trường trong khoảng 3-6 tháng mà thôi, còn lại không cần quan tâm để tránh "rụng mất hàng".

Chúc các nhà đầu tư sáng suốt, bản lĩnh, tự tin để lựa chọn đúng cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao nhất trong năm 2022!



Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nhung ONeil Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
35 Yêu thích
7 Bình luận 44 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại