menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Uyển Trân

Chuỗi cung ứng sẽ có số phận ra sao?

Liệu thế giới sẽ phải đối mặt thêm một năm thiếu thốn nữa hay cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ "hạ nhiệt" trong năm 2022?

Tình trạng thặng dư chuỗi cung ứng càng trở nên trầm trọng hơn khi mỗi liên kết của chuỗi cung ứng đưa thêm lượng hàng dự trữ trong đơn đặt hàng của mình để đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong trường hợp khẩn cấp. Lượng hàng này còn được gọi là hàng tồn kho “đệm”. Do đó, những thay đổi nhỏ trong nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến nhu cầu nguyên liệu thô tăng thêm rất lớn.

Đây được gọi là hiệu ứng bullwhip (hay còn gọi bằng hiệu ứng “Cái roi da”). Theo đó, lượng sản phẩm được sản xuất luôn cao gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế của thị trường dẫn đến mức tồn kho cao, kéo theo hàng loạt chi phí bị đội lên. Khi liên tưởng đến hình ảnh vẩy tay nhỏ ở cổ tay khi cầm "cái roi da" này có thể dẫn đến một hiệu ứng to lớn ở đầu bên kia, chúng ta có thể hiểu được tác động đối với chuỗi cung ứng khi xảy ra hiệu ứng này.

Tình trạng mất cân bằng khác trong chuỗi cung ứng hiện nay không chỉ xuất phát từ việc các công ty và các lĩnh vực sản xuất cạnh tranh với nhau, mà còn vì những lý do liên quan đến công tác vận chuyển. Chỉ tính riêng việc vận chuyển bằng đường biển, mỗi năm có khoảng 1,9 tỷ tấn hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng các container. Thông thường, quy trình vận chuyển bằng container gồm bốc xếp, vận chuyển và bốc dỡ. Vì vậy, chỉ cần xảy ra tình trạng gián đoạn thương mại nghiêm trọng do các lệnh phong tỏa và đóng cửa biên giới vì đại dịch có thể phá vỡ quy trình nói trên.

Trong bối cảnh như vậy, cước phí vận chuyển cũng tăng vọt. Cước phí vận chuyển trên các tuyến đường thương mại Đông-Tây trong năm 2021 đã tăng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một tin xấu cho triển vọng phục hồi kinh tế. Ngay cả khi giá cước vận tải container tăng 10% cũng có thể làm giảm sản xuất công nghiệp khoảng 1%.

Tiến bộ công nghệ có thể đã giúp tái định hình hoạt động sản xuất. Thế nhưng, hoạt động sản xuất và giao hàng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Làn sóng sa thải người lao động do ngừng hoạt động sản xuất sau khi chính quyền áp đặt các biện pháp phong tỏa đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động khi nhu cầu tăng cao trở lại.

Rõ ràng, khó có thể trông đợi một giải pháp đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2022 khi đại dịch vẫn tiếp diễn và khi xét đến thực tế là các nhà cung ứng và sản xuất vẫn muốn duy trì lợi nhuận kinh doanh là yếu tố hàng đầu./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại