menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Chuyển đổi số hình thành nên những phương tiện giao tiếp mới

Tiến trình chuyển đổi số hình thành nên những phương tiện giao tiếp mới vượt qua các rào cản không gian – thời gian – và những hữu hạn về mặt tâm-sinh-lý của con người dựa trên một khái niệm mới MIỀN ẢNH HƯỞNG.

Khi tổ chức chuyển đổi cách thức tổ chức từ các modules hệ thống mang tính thứ bậc sang các đơn vị phân tán ngàng hang kết nối thành nền tảng, Miền ảnh hưởng sẽ định hình nên “phạm vi” của nền tảng – hay có thể hiểu là độ lớn của tổ chức. Khái niệm về độ lớn của tổ chức trong kỷ nguyên số sẽ không còn nằm ở những con số về các văn phòng, số lượng nhân sự, hay số đơn vị các sản phẩm-dịch vụ hay doanh số trực tiếp do tổ chức tạo ra, mà nó sẽ được đo lường bằng miền ảnh hưởng của tổ chức.

Chuyển đổi số hình thành nên những phương tiện giao tiếp mới

Nền tảng của những phương tiện giao tiếp mới này là thay đổi cách thức giao tiếp từ các hệ thống cấu trúc thứ bậc sang cấu trúc ngang hàng, tức là từ việc vượt qua các “nút chặn” chuyển sang đồng thời và không có các “nút chặn” đảm bảo được tính lan tỏa rộng; từ việc đáp ứng hiệu quả các kết nối tuyến tính và đa tuyến sang các kết nối phi tuyến và di động theo hướng dẫn đạo.

Điều này đã thay đổi cơ chế của các phương tiện giao tiếp từ sự phối hợp trên nền tảng tương tự-số (analog-digital) sang nền tảng số; chuyển từ cơ chế chỉ huy-kiểm soát sang cơ chế định hướng-ảnh hưởng tức là từ việc tìm kiếm các giá trị sang định hình các giá trị.

Theo cách thức từ việc chuyển tải các thông điệp được định hình sang các dòng dữ liệu phi định hình, cho phép người truyền tải và người tiếp nhận đồng thời dựa trên dòng dữ liệu, thông tin, tri thức ra các quyết định; từ việc tạo ra ảnh hưởng nhờ chiếm ưu thế do vị thế đạt được nhờ sự bất đối xứng thông tin sang việc tạo ra ảnh hưởng nhờ khả năng tạo dựng đồng thuận rộng lớn dựa trên việc giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin.

Nhờ sự ứng dụng của công nghệ số và dữ liệu số cho phép tạo ra các nền tảng kết nối hiệu quả thay cho việc xây dựng các kênh thông tin giao tiếp trước đây, giúp cho việc giao tiếp trở nên đồng bộ nhờ cách thức phối hợp hệ thống, đồng bộ, cộng hưởng.

I. Hệ sinh thái xã hội

Tiến trình chuyển đổi số đưa đến điều mà A.P. Kochetkov (2012) diễn đạt là: “một sự quá độ của loài người sang xã hội thông tin-toàn cầu sẽ tạo ra tình hình mới về nguyên tắc, tức là làm thay đổi toàn bộ chuẩn thức xã hội, và không thể đánh giá tình hình đó từ lập trường của xã hội công nghiệp. Nguyên tắc mạng-thông tin dần trở thành khuynh hướng chủ đạo trong tổ chức xã hội, nó giả định rằng đơn vị xã hội cơ bản là mạng, một liên hợp nào đó của những công dân gần gũi nhau về tinh thần và lợi ích. Toàn bộ xã hội sẽ là một hệ thống các kết cấu mạng, còn giai cấp cầm quyền trong xã hội đó sẽ là một nhóm xã hội mới – tầng lớp mạng trị (netocracy). Kết cấu chính trị được hình thành trong mạng sẽ khác với nền dân chủ hiện nay. Vì hệ thống kết cấu mạng có khả năng biến đổi nhanh chóng nên ở các nhà mạng trị xuất hiện khả năng thay đổi môi trường sinh sống ngay sau khi nó không còn thích hợp với họ nữa, điều đó tạo tiền đề xuất hiện hệ thống chính trị hoàn toàn mới và cực kỳ phức tạp: hệ thống đa kiến trúc. Đa kiến trúc là hệ thống chính trị mà trong đó mỗi người tham gia đơn lẻ tự ra quyết định cho mình, còn các quyết định cho tất cả thành viên của xã hội mạng chỉ có thể do giới mạng trị thông qua”.

Chúng ta đứng trước một tình thế lưỡng nan của sự phát triển tập trung các cơ chế quyền lực hội tụ vào các trật tự có tính định hướng trung tâm trở thành nền tảng ổn định xã hội trong sự dịch chuyển có tốc độ cao và số lượng thành viên lớn trên các mạng lưới xã hội. Chuyển dịch từ tư duy tương tự (analog thinking) sang tư duy số (digital thinking) đã cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa của hệ sinh thái xã hội trong một xã hội mạng lưới (network society) với các giá trị được kết tạo từ các mạng lưới kết nối.

+ Với tư duy số, chúng ta sẽ nhìn thấy mình trong tổng thể xã hội, và như đã chia sẻ, điều quan trọng là chúng ta không đi tìm kiếm nó là gì mà thay vào đó là tại sao nó tồn tại, để trên cơ sở đó tìm hiểu rõ vị thế của mình mà tìm ra cách hợp tác tốt nhất có thể thay cho cố gắng hiểu mình để làm tốt nhất có thể. Mọi điều chúng ta cần làm là kiến tạo được cho mình một hệ sinh thái xã hội, để tìm cho mình vị thế tốt nhất trong hệ sinh thái đó và hài hòa được lợi ích.

+ Với tư duy số, chúng ta sẽ không bận tâm về việc nó sinh ra ở đâu, bởi điều quan trọng ta cần làm là tìm kiếm vị thế của mình chứ không phải lợi thế trong hệ sinh thái xã hội, và điều này phụ thuộc vào “khoảnh khắc”, nắm bắt đúng thời điểm, đúng cơ hội và hiểu được ý nghĩa của sự chi phối về mặt thời gian để đạt được thiên thời-địa lợi-nhân hòa có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, thành công của mỗi cấu phần của hệ sinh thái xã hội.

+ Với tư duy số, chúng ta cần nắm bắt được tiến trình hình thành của các xu hướng trong sự tiến hóa của hệ sinh thái xã hội thay vì tập trung vào các cấu phần của nó, hệ sinh thái xã hội có bản năng tự cân bằng và do vậy cơ hội chỉ dành cho những ai biết kết nối tốt nhất, chứ không phải phối hợp tốt nhất, biết cách tối đa hóa giá trị gia tăng thay vì tìm cách giảm thiểu chi phí.

II. Các bên liên quan

Khái niệm về các bên liên quan (stakeholders) có một ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức, đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay, khi việc chuyển đổi số đòi hỏi phải xác lập được tính tổng thể các quan hệ tương tác của tổ chức để hoạch định được chiến lược phù hợp; các mạng lưới có một vai trò quan trọng trong việc xác định sự tồn tại và phát triển bền vững của tổ chức cũng như cộng đồng mà tổ chức tạo dựng nên có một ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Việc xác lập được rõ ràng các bên liên quan cũng có một ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, bởi nó sẽ xác lập nên các nguồn lực của tổ chức, tác động đến việc thiết lập các quy trình, khả năng sẵn sàng của tổ chức trước các cơ hội, khủng hoảng, rủi ro hay xung đột và ảnh hưởng xã hội của tổ chức.

Việc xác lập các bên liên quan có một ý nghĩa quyết định đối với cách thức mà các phương tiện giao tiếp mới có thể vượt qua các rào cản không gian-thời gian và hữu hạn về mặt tâm-sinh lý, thông qua miền ảnh hưởng. Các bên liên quan được phân định thành bốn nhóm:

+ Nhóm nền tảng: có ảnh hưởng mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Đây là nhóm bên liên quan có ý nghĩa quyết định đến sự cân bằng chiến lược các nguồn lực của tổ chức; đến sự vận hành thông suốt của tổ chức; và đến hiệu quả của các hoạt động đầu tư của tổ chức;

+ Nhóm vận hành: có ảnh hưởng mang tính cơ chế đối với sự tiến triển và vận hành của tổ chức. Đây là nhóm bên liên quan có ý nghĩa quyết định đến việc ra quyết định của tổ chức; đến cách thức tổ chức phối hợp bên trong và bên ngoài tổ chức; và đến sự mở rộng hay thu hẹp hoạt động của tổ chức;

+ Nhóm phát triển: có ảnh hưởng mang tích cách thức đối với phương thức và các hoạt động cụ thể của tổ chức. Đây là nhóm bên liên quan có ý nghĩa quyết định đến hình thái của tổ chức; đến quy mô/mạng lưới/hệ sinh thái của tổ chức; và phương thức hoạt động của tổ chức;

+ Nhóm phương tiện: có ảnh hưởng mang tính chọn lựa đối với các phương tiện, công cụ,... mà tổ chức chọn lựa để vận hành và quản trị. Đây là nhóm bên liên quan có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức; tính bền vững của các kết nối của tổ chức; và các khả năng của tổ chức trong việc linh hoạt vận hành.

III. Phương tiện giao tiếp mới

Phương tiện giao tiếp mới là một tổ hợp các cách thức, giao thức và giao tiếp của một tổ chức cho phép tổ chức kết nối, điều phối, hài hòa và tương tác hiệu quả với các bên liên quan, hình thành nên một miền ảnh hưởng của tổ chức, cho phép tổ chức tối ưu hóa được giá trị trong hệ sinh thái xã hội của tổ chức. Phương tiện giao tiếp mới có các đặc trưng cơ bản sau:

+ Điều quan trọng là phải có khả năng kết nối hiệu quả trong một thế giới di động cao;

+ Với tư duy là tạo ra sự đồng thuận thông qua việc duy trì một miền ảnh hưởng;

+ Tạo ra được khả năng tối ưu cho việc hài hòa các bên liên quan;

+ Giúp các bên liên quan đạt đến được các giao dịch tối ưu một cách thuận lợi;

+ Trên cơ sở trọng tâm là phải hình thành được một hệ sinh thái xã hội;

+ Cùng với một chiến lược tạo dựng đồng thuận hiệu quả.

IV/ Vận hành hiệu quả các phương tiện giao tiếp mới

Với phương tiện giao tiếp mới như trên, chúng ta cần phải xác lập những năng lực vận hành hiệu quả:

+ Điều quan trọng là phải vận hành theo cơ chế nền tảng để duy trì hiệu quả các nền tảng kết nối;

+ Giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin;

+ Thông qua nền tảng mở thiết hợp một phối hợp xã hội hệ thống, đồng bộ, cộng hưởng;

+ Mục tiêu là thúc đẩy thuận lợi hóa tiến trình thể chế hóa để hình thành các giao dịch;

+ Duy trì hiệu quả miền ảnh hưởng;

+ Với một chiến lược các bên liên quan hợp lý.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
2 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại