menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ái Vy

Cổ phiếu ngân hàng: Riêng một góc trời

Cần làm rõ một điều, lực đẩy (catalyst) cho mỗi cổ phiếu ngân hàng và về sau sẽ càng khác đi, vì yếu tố thị trường chung sẽ không còn nhiều khi tình hình trở nên ổn định và bắt đầu giai đoạn phân hóa.

Nếu kỳ vọng quý II/2020 sẽ là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế sau giai đoạn giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 thì vai trò của các ngân hàng sẽ vô cùng quan trọng. Tương tự như vậy, vai trò của cổ phiếu ngân hàng, vốn được xem là cổ phiếu vua, cũng sẽ rất quan trọng trên thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới.

Phân loại cổ phiếu

Có thể nói, biến động của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chính là biến động thu gọn của thị trường trong thời gian qua nếu phân loại theo ba nhóm: Nhóm vốn hóa lớn, có tính dẫn dắt thị trường gồm 3 cái tên VCB, CTG, BID. Khi VN-Index phục hồi từ 650 điểm lên 780 điểm, tương ứng 20% thì nhóm cổ phiếu này cũng có tỷ lệ phục hồi tương tự. Chẳng hạn, VCB từ mức dưới 60.000 đồng/CP tăng lên khoảng 72.000 đồng/CP, BID từ 31.000 đồng/CP tăng lên 37.000 đồng/CP, CTG từ 17.000 đồng/CP tăng lên 20.000 đồng/CP; Nhóm có câu chuyện riêng bao gồm HDB, VPB khi cả hai ngân hàng này đều có công ty tài chính tiêu dùng là HD SAISON và FE Credit; Nhóm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ có TPB, TCB.

Từ thực tế đó, tỷ lệ phục hồi khi chạm đáy ngắn hạn của mỗi cổ phiếu cũng khác nhau. VPB từ 17.000 đồng/CP tăng lên 22.000 đồng/CP, tương ứng tỷ lệ khoảng 30%, trong khi HDB cũng tăng từ 17.000 đồng/CP lên khoảng 21.000 đồng/CP, nhưng TPB chỉ phục hồi từ 16.000 đồng/CP lên 18.500 đồng/CP, tương ứng tỷ lệ khoảng 16%. Nếu xét về vốn hóa, TCB với giá trị thị trường lên đến gần 61.000 tỷ đồng, hoàn toàn có thể “ngồi cùng mâm” với những VCB, CTG, BID nhưng trong thực tế, tính “thị trường” của cổ phiếu này vẫn chưa bằng ba “ông lớn” kia, do niêm yết sau này.

Và khi nhắc tới cổ phiếu ngân hàng thời gian qua, không thể không nói đến siêu cổ phiếu SHB khi đã tăng giá tính bằng lần, điều rất hiếm có, từ 6.000 đồng/CP đã tăng lên tận 18.000 đồng/CP, tức gấp 3 lần.

Tìm câu chuyện mới

Tác động tới diễn biến của cổ phiếu ngân hàng, và cũng có thể là diễn biến của thị trường chứng khoán chính là những câu chuyện phục hồi. Chắc chắn các ngân hàng với vai trò được ví như các huyệt đạo quan trọng của nền kinh tế sẽ có vai trò quan trọng cho sự phục hồi, nhưng tùy vào đặc điểm của mỗi ngân hàng mà thành quả thu được sẽ có những khác biệt nhất định. Nói đơn cử, ngân hàng nào có tập khách hàng chất lượng tốt, mau phục hồi thì thu nhập cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi giai đoạn giãn cách xã hội, hoặc cũng hạn chế được nợ xấu. Hoặc ngân hàng nào có nhiều khách hàng thuộc những ngành thiết yếu, không chịu gián đoạn sản xuất như năng lượng, thực phẩm, dược phẩm… thì rõ ràng sẽ có thu nhập ổn định, thuận lợi hơn so với một số đơn vị cùng ngành. Nhưng có một điều chắc chắn, nhà đầu tư sẽ trở nên khắt khe hơn và kỳ vọng cũng cẩn trọng hơn và sẽ cần được kiểm chứng kết quả.

Trước mắt, báo cáo tài chính quý I/2020 cũng sẽ nói lên một số câu chuyện của ngân hàng, trong đó là những điểm mạnh, điểm yếu cũng như chiến lược hỗ trợ khách hàng bao gồm khối doanh nghiệp và cá nhân trong việc khôi phục trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Câu chuyện này sẽ tập trung chủ yếu vào nhóm ngân hàng lớn, quy mô tài sản, vốn ở tốp đầu, tuy nhiên nhà đầu tư chưa hẳn đã quan tâm đến những con số doanh thu, lợi nhuận. Một giải pháp hỗ trợ khách hàng như giảm lãi suất, được thực hiện hợp lý thì vừa không gây ảnh hưởng quá nhiều về thu nhập, đồng thời cũng giúp ngân hàng củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong trung, dài hạn.

Chẳng hạn Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của HDB trong khi ngân hàng này vốn sở hữu công ty tài chính tiêu dùng HD SAISON, vốn được xem là sẽ phải đối mặt với những thách thức. Nhưng trong thực tế, thời gian qua HD SAISON lại liên tục công bố các mức lãi suất ưu đãi cho nhóm khách hàng là bác sỹ, giáo viên, nhằm chia sẻ khó khăn với xã hội trong công tác chống dịch. Và xét về chiến lược, công ty tài chính này cũng chú trọng đến chất lượng tín dụng hơn tăng trưởng tín dụng nên đồng thời cũng giảm thiểu được lo ngại về nợ xấu.

Trường hợp của TPB cũng sẽ là ẩn số khi ngân hàng này hội tụ được yếu tố “công nghệ” rõ nét bậc nhất trong nhóm ngân hàng, mà đây lại được xem là yếu tố sinh tồn trong mùa dịch. Thách thức sẽ nằm ở chỗ, những lợi thế của TPB được chuyển hóa thế nào, và cách thức công bố, chia sẻ thông tin của ngân hàng này với nhà đầu tư ra sao để tất cả có thể nắm rõ. Mỗi ngân hàng trong thời gian tới muốn thu hút được nhà đầu tư sẽ phải có câu chuyện riêng đủ hấp dẫn và sự phân hóa có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư bất chấp diễn biến của thị trường chung.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
5 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại