menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Phong

[Cổ phiếu nổi bật tuần] Trở lại vùng đỉnh 2019, CTG còn có thể vươn lên mức giá nào?

Cổ phiếu CTG đang có cơ hội trở lại bắt nhịp cùng xu hướng tăng trưởng của ngành Ngân hàng sau khi có tuần tăng mạnh 10,56% vừa qua.

Diễn biến của cổ phiếu CTG

Trong khi VCB đang phải xoay xở với lực bán chốt lời của khối ngoại, tuần qua, cổ phiếu Ngân hàng có sự "thay ngựa giữa dòng" khá ngoạn mục. Cùng lúc có tới 2 cổ phiếu Ngân hàng được tiền lớn bơm vào một cách đầy bất ngờ là CTG tăng 10,5% và BID tăng 9,85%.

CTG xứng đáng là cổ phiếu nổi bật nhất không chỉ vì sức tăng tốt hơn mà còn có được lượng tiền vào ấn tượng. Tổng giá trị giao dịch của 5 phiên giao dịch lên tới 910 tỷ đồng, tức là bình quân có hơn 180 tỷ đồng được giao dịch.

[Cổ phiếu nổi bật tuần] Trở lại vùng đỉnh 2019, CTG còn có thể vươn lên mức giá nào?
Diễn biến giá cổ phiếu CTG.

Với các diễn biến hiện tại, CTG đã được kéo trở lại tiệm cận vùng đỉnh của năm 2019 và hoàn toàn có thể vượt vùng giá này, nếu thanh khoản còn tiếp tục duy trì tốt như tuần vừa qua. Hiện mức thanh khoản bình quân của 60 phiên gần nhất chỉ khoảng 3,1 triệu cổ phiếu nhưng đã có phiên ngày thứ Sáu với lượng khớp gấp hơn 4 lần. Với các giả định này, thị giá của CTG vẫn có thể vươn lên trên mức 25.000 đồng/cổ phiếu.

Trở lại bắt nhịp theo sự tăng trưởng của ngành Ngân hàng

Theo đánh giá của HSC, CTG là ngân hàng quy mô lớn với thế mạnh tập trung ở nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và đang tiếp tục xu hướng chuyển dịch dần sang bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với tỷ lệ NIM và rủi ro nợ xấu tập trung thấp hơn và cơ cấu lại mạnh mẽ các khoản cho vay không đạt hiệu quả với rủi ro cao và lãi suất thấp. Phần lớn các khoản vay mới trong 9 tháng đầu năm 2019 tập trung ở khối bán lẻ và SMEs. Tỷ trọng cho vay dài hạn đang xu hướng giảm chiếm 36% và tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng nhẹ lên 57%.

Về cơ cấu vốn huy động, lợi thế với các tập đoàn và doanh nghiệp và hệ thống mạng lưới rộng khắp giúp CTG duy trì được lượng tiền gửi lớn. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý nằm ở hệ số Dư nợ tín dụng/Vốn huy động (LDR) của CTG luôn duy trì ở mức rất cao đồng thời khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo các hệ số an toàn vốn và chuẩn Basel II vẫn là rủi ro lớn nhất trong mô hình kinh doanh của CTG. Hệ số LDR thuần và điều chỉnh 9 tháng ở mức 103,9% và 101,1%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng thấp hơn có kỳ hạn, tỷ lệ CASA của CTG không phải là điểm mạnh so với một số ngân hàng như VCB, MBB hay TCB.

Về cơ cấu tài sản sinh lãi, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay khách hàng và tỷ trọng trái phiếu có xu hướng giảm và nâng tỷ trọng cho vay liên ngân hàng khiến CTG trở thành ngân hàng cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng.

Ngân hàng đang rất nỗ lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ xấu tồn đọng và dự kiến sẽ hoàn thành trích lập xong Trái phiếu VAMC cuối năm 2020 với cơ sở là phần tăng trưởng thu nhập hoạt động và tiết kiệm chi phí quản lý.

Mới đây, CTG đã công bố kết quả kinh doanh dự kiến chưa kiểm toán riêng lẻ năm 2019 với kết quả kinh doanh của ngân hàng mẹ hồi phục mạnh đạt 11,5 nghỉn tỷ đồng (tăng trưởng 83%) và vượt 29% kế hoạch đề ra với tăng trưởng tín dụng thấp 7,2% và thu nhập ngoại lãi từ phí và dịch vụ tăng mạnh 43%. Chất lượng tài sản đang có chuyển biến tích cực với tỷ lệ nợ xấu còn 1,2% và hệ số trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu (LLR) cải thiện lên 120% từ 93% cuối năm 2018.

Vấn đề tăng vốn của CTG được đánh giá rất quan trọng để CTG có thể trở lại hoạt động kinh doanh bình thường bắt nhịp cùng sự tăng trưởng nhanh của toàn ngành. Hiện tại, room sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu tối thiểu của nhà nước đã ở ngưỡng không thể thay đổi. Trong khi đó, CTG vẫn chưa quyết định về nghĩa vụ chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn và nâng cao hệ số CAR bởi Bộ Tài chính. Do đó, hiện tại CTG vẫn đang phụ thuộc nhiều vào việc tăng vốn cấp 2 để duy trì hệ số an toàn vốn trong biên cho phép.

HSC đánh giá cao khả năng CTG sẽ được giữ lại phần lợi nhuận 2017 – 2018 để tăng vốn do đó ngay sau khi tăng vốn thành công, CTG sẽ có thể áp dụng chuẩn Basel II vì ngân hàng đã có sự chuẩn bị kỹ về công tác quản trị, hệ thống và nhân lực.

Công ty chứng khoán này dự báo LNST của CTG năm 2019 và 2020 ước đạt 9.073 tỷ đồng và 12.026 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 67,5% và 32,5%, EPS 2019 và 2020 đạt 1.949 đồng/cp và 2.583 đồng/cp, BVPS 2019 và 2020 là 19.998 đồng/cp và 22.581 đồng/cp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại