menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc gia tăng

Mặc dù trong thời gian qua, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được hoàn toàn giải quyết, tuy nhiên, trái với những dự báo của giới đầu tư thì hoạt động đầu tư nước ngoài tại thị trường Trung Quốc vẫn diễn biến tốt.

Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, 9 tháng đầu năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng trên tương đương với tốc độ tăng trưởng đầu tư của năm 2018. Khoảng 75% đầu tư vào Trung Quốc hiện đang hướng vào lĩnh vực dịch vụ và nhiều lĩnh vực công nghệ cao nhằm phục vụ cho thị trường nội địa. Trong tổng lượng vốn FDI thu hút vào thị trường Trung Quốc, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao đạt tốc độ tăng cao 39,3% so với cùng kỳ.

Trong năm 2019, các công ty nước ngoài không ngừng rót thêm tiền vào Trung Quốc ngay cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các công ty Mỹ tìm kiếm địa điểm khác để đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do sức mua khổng lồ của thị trường 1,4 tỷ người dường như vẫn là một sự thu hút mạnh mẽ khiến các công ty lớn khó có thể bỏ qua. Điều này trái ngược với những gì mà Tổng thống Trump mong muốn khi vào tháng 8/2019, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi rằng doanh nghiệp Mỹ cần ngay lập tức tìm kiếm địa điểm thay thế cho Trung Quốc.

Trong số các nhà đầu tư hàng đầu tại thị trường Trung Quốc thì Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu. Hàng loạt các công ty, từ Tesla cho đến Walmart, đang mở rộng hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau đó phải kể đến các công ty từ Hàn Quốc, Nhật và châu Âu. Điều này giúp bù lại cho việc một số công ty rời đi hoặc đang cân nhắc điều chỉnh lại chuỗi cung ứng sau khi Mỹ đánh thuế cao khiến cho hàng hóa của họ trở nên ngày một đắt đỏ hơn.

Trong số các dự án đầu tư mới nhất, không thể không kể tới việc Tesla đang thực hiện kế hoạch sản xuất quy mô lớn tại Trung Quốc - cơ sở sản xuất đầu tiên của doanh nghiệp này bên ngoài nước Mỹ. Tesla đã nhận được các khoản cho vay trị giá hơn 500 triệu USD từ các ngân hàng Trung Quốc để xây dựng nhà máy gần Thượng Hải. Những dự án lớn như vậy sẽ tạo tác động lan tỏa tích cực với sự phát triển của một chuỗi các nhà cung ứng.

Ngoài ra, LG Chem Ltd, nhà sản xuất pin lithium-ion lớn thứ 2 thế giới cho biết sẽ đầu tư khoảng 430 triệu USD vào hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Đây là công ty sẽ cung ứng một số sản phẩm cần thiết cho dòng xe Model 3 của Tesla.

Trong khi đó, dù chưa tiết lộ giá trị đầu tư cụ thể nhưng GE Reneable Energy cho biết sẽ xây dựng một nhà máy điện gió mới cùng với các trung tâm vận hành và phát triển tại Trung Quốc. Wallmart cũng đã chi 1,1 tỷ USD để thâu tóm một trung tâm thương mại tại Trung Quốc, hay BASF SE mới đây đã ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác đầu tư với chính quyền tỉnh Quảng Đông về dự án khu công nghiệp phức hợp trị giá 10 tỷ USD.

Theo đánh giá của chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại viện Brookings, ông David Dollar, các công ty đa quốc gia nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc bởi nếu muốn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc thì việc duy trì địa điểm sản xuất ở nước ngoài hiện sẽ không hợp lý khi xét đến việc một số thỏa thuận thương mại tự do đã bị xóa bỏ.

Cũng theo ông David Dollar, các tập đoàn đa quốc gia hiện tại muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Trung Quốc bởi kinh doanh tại đây ít rủi ro hơn so với hoạt động nước ngoài bởi nhiều hàng rào thương mại được dựng lên.

Thực tế, theo giới chuyên gia, thương chiến Mỹ-Trung đã trở thành chất xúc tác khiến các doanh nghiệp toàn cầu đi đến quyết định nhanh hơn việc cần phải xây dựng cơ sở sản xuất riêng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tăng cường cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng hơn thị trường tài chính và tiêu dùng trong nước, với một loạt các biện pháp được công bố trong những tháng gần đây như bãi bỏ các hạn chế hạn mức đầu tư đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện và các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ tiêu chuẩn đầu tư bằng đồng Nhân dân tệ. Các nhà phân tích dự báo động thái này thúc đẩy dòng vốn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Ngoài ra, trong tháng 8 vừa qua, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã công bố kế hoạch tổng thể cho 6 khu vực thương mại tự do (FTZ) thí điểm mới, nâng tổng số FTZ lên 18. Quyết định này là bước đi tiên phong trong chương trình cải cách và mở cửa đất nước khi Bắc Kinh thử nghiệm các phong cách quản lý đầu tư nước ngoài mới và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại