menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Huy Hoàng

Đề xuất người có hợp đồng từ 1 tháng được đóng Bảo hiểm thất nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến về đề nghị sửa đổi Luật Việc làm năm 2013, trong đó có sửa đổi, bổ sung chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động (LĐ) duy trì việc làm; mở rộng người tham gia BHTN...

Chỗ dựa với người thất nghiệp

Chính sách BHTN được quy định lần đầu tại Luật BHXH năm 2006, áp dụng từ năm 2009, với 3 chế độ, gồm: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm. Người tham gia BHTN khi có hợp đồng LĐ từ 12 tháng trở lên, tại các đơn vị có từ 10 LĐ trở lên. Chính sách BHTN đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách an sinh xã hội, trong đó có BHXH, BHTN.

Năm 2013, Luật Việc làm ra đời đã đưa quy định về BHTN sang luật này. Trong đó, mở rộng người tham gia BHTN thêm nhóm có hợp đồng LĐ từ 3 tháng trở lên, với tất cả đơn vị sử dụng LĐ. Chế độ BHTN cũng được mở rộng thành 4 chế độ, gồm: Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; trợ cấp thất nghiệp. Luật bỏ chế độ hưởng trợ cấp BHTN một lần, thay bằng bảo lưu thời gian đóng BHTN cho những lần mất việc tiếp theo.

Chính sách BHTN ngày càng phát huy vai trò quan trọng là cơ chế chống sốc tự động, hỗ trợ một phần thu nhập cho người LĐ mất việc làm, hỗ trợ người thất nghiệp sớm tìm việc làm. Đặc biệt, giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua, quỹ BHTN đã thể hiện vai trò quan trọng trong chia sẻ khó khăn với người LĐ và người sử dụng LĐ.

Chính sách BHTN xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, mức đóng dựa trên tiền lương của người LĐ, mức hưởng tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng. Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được nhà nước bảo hộ.Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, từ khi chính sách BHTN ra đời, số người tham gia BHTN năm sau luôn cao hơn năm trước.

Tới hết năm 2021, cả nước có hơn 13,5 triệu người tham gia BHTN, đạt tỷ lệ bao phủ hơn 27% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Đề xuất thêm chế độ, mở rộng diện tham gia

Bộ LĐ-TB&XH cũng đánh giá, luật hiện hành quy định về BHTN vẫn chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ LĐ, khi mới quy định tham gia tới nhóm có hợp đồng LĐ từ 3 tháng trở lên, bỏ trống nhóm hợp đồng dưới 3 tháng. Chưa có quy định về trường hợp người LĐ không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng có phải đóng BHTN hay không. Đặc biệt, luật chưa quy định trách nhiệm thông báo của người sử dụng LĐ khi người LĐ đang hưởng các chế độ BHTN có việc làm, dẫn tới người LĐ có việc làm vẫn hưởng BHTN.

Bên cạnh đó, luật hiện hành cũng chưa quy định về trường hợp người sử dụng LĐ không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về BHTN, như tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản, rút giấy phép kinh doanh... nên chậm, nợ BHTN, ảnh hưởng tới quyền lợi người LĐ. Có nhiều trường hợp người LĐ chưa được bảo lưu thời gian đóng BHTN do thiếu quy định, như: Bảo lưu với tháng đóng BHTN chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; bảo lưu với người LĐ được xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; bảo lưu với người LĐ bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp...

Từ đó, trong lần sửa đổi Luật Việc làm này, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng diện tham gia BHTN với người có hợp đồng LĐ từ 1 tháng trở lên; thêm quy định với trường hợp đi làm không đủ 14 ngày trong tháng và không hưởng lương; bổ sung quy định trách nhiệm của người sử dụng LĐ phải thông báo cho cơ quan quản lý LĐ, BHXH việc có việc làm của người LĐ; thêm quy định với trường hợp người sử dụng LĐ mất khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ BHTN; bổ sung quy định với một số trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHTN...

Về chế độ BHTN, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi 4 chế độ hiện hành theo hướng mở rộng phạm vi, rà soát điều kiện tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng; bổ sung chế độ hỗ trợ các đơn vị sử dụng nhiều LĐ là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi; thêm quy định hỗ trợ từ quỹ BHTN trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, “cú sốc” thị trường và các trường hợp đặc biệt khác.

Năm 2021, để hỗ trợ người LĐ và người sử dụng LĐ bị ảnhhưởng COVID-19, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ từ quỹ BHTN (theo Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ). Tới nay, quỹ BHTN đã giảm đóng trên 9,2 nghìntỷ đồng cho người sử dụng LĐ; chi hỗ trợ bằng tiền với tổng số trên 31,9 nghìn tỷ đồng tới trên 13 triệu người LĐ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại