menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đào Văn Sơn

EU và G7 áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng

Áp trần giá dầu khó có thể làm giảm doanh thu của Nga

Khó có thể làm giảm doanh thu của Nga

Do lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022 và các sản phẩm dầu mỏ từ ngày 5/2/2023 chỉ có hiệu lực trong EU, nên để thắt chặt hơn nữa nguồn thu của Nga, phương Tây muốn có một mức giá trần để khống chế giá dầu Nga bán cho các nước bên ngoài EU, gây tổn hại cho nền tài chính Nga, trong khi tránh làm tăng giá đột biến nếu dầu Nga đột ngột bị loại khỏi thị trường. Mức giá trần cũng sẽ giảm thiểu tác động của lệnh cấm với thị trường.

Kế hoạch của phương Tây là cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm vận chuyển dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi được bán với giá thấp hơn mức trần do nhóm G7 và các đồng minh đặt ra. Vì các công ty vận chuyển và bảo hiểm lớn của thế giới nằm tại các nước G7, nên mức giá trần sẽ khiến Nga rất khó bán dầu với giá cao hơn. Dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này và chiếm khoảng 10% nguồn cung thế giới.

Vấn đề là áp mức giá trần bao nhiêu?

Nếu giá trần quá thấp, lợi nhuận ít, Nga sẽ mất động lực xuất khẩu, khiến nguồn cung thiếu hụt, dẫn tới giá dầu tăng trên thị trường thế giới. Khi đó, những nước lệ thuộc vào dầu mỏ, đặc biệt là các nước thành viên EU gặp bất lợi.

Nhóm G7 cùng EU dự kiến áp giá trần với dầu nhập khẩu từ Nga kể từ ngày 5/12/2022, nhưng mức giá đến ngày 2/12/2022 mới được thống nhất là 60 USD/thùng.

Theo Bloomberg, nhóm G7 đề xuất mức giá trần từ 65 - 70 USD/thùng, còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra mức giá 60 USD/thùng. Trong khi đó, các nước Ba Lan, Estonia và Litva muốn mức giá trần thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 20 USD/thùng, vì cho rằng mức này mới sát với chi phí sản xuất của Nga. Thậm chí, Ba Lan muốn gắn mức giá trần với gói biện pháp trừng phạt Nga mới nhất mà EU đang soạn thảo.

Nhiều chuyên gia của Mỹ khẳng định, việc áp trần giá dầu trên ngưỡng 60 USD/thùng sẽ không thể làm giảm doanh thu của Kremlin, vì cao hơn mức giá mà các nước châu Á đang chi trả.

Nga, nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, đã chuyển hướng phần lớn nguồn cung sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á khác với giá chiết khấu, trước khi EU ra lệnh cấm. Tính đến tháng 11/2022, sản lượng dầu thô của Nga chỉ thấp hơn khoảng 2% so với trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine.

Theo Bộ Tài chính Nga, xuất khẩu dầu khí dự báo sẽ chiếm 42% doanh thu trong năm nay, với 11.700 tỷ rúp (196 tỷ USD), tăng từ mức 36% hay 9.100 tỷ rúp (152 tỷ USD) năm 2021.

Hơn nữa, Trung Quốc và Ấn Độ có thể không chấp nhận tuân thủ mức giá trần do phương Tây áp đặt. Trung Quốc cũng có thể thành lập các công ty bảo hiểm của nước này để thay thế những doanh nghiệp bảo hiểm bị cấm theo quyết định của EU hay Mỹ và Anh.

“Trung Quốc và Ấn Độ mua dầu thô của Nga với mức chiết khấu rất lớn so với dầu Brent, do đó, họ không nhất thiết áp giá trần”, ông Galimberti nói.

“Nếu làm theo quyết định áp giá trần của G7, họ có nguy cơ bị Nga xa lánh”, ông Galimberti nói thêm.

Nga cũng có thể sử dụng biện pháp chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác trên biển để che giấu nguồn gốc hàng hóa, cũng như trộn hàng của họ đối với các loại dầu mỏ khác để lách lệnh cấm.

Nhóm G7 cùng EU dự kiến áp giá trần với dầu nhập khẩu từ Nga kể từ ngày 5/12/2022, nhưng mức giá đến ngày 2/12/2022 mới được thống nhất là 60 USD/thùng.

Mức giá trần 60 USD/thùng mà EU thống nhất áp dụng với dầu Nga thấp hơn giá dầu thô Urals đang được giao dịch quanh 65 USD/thùng, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất của Nga.

Nguy cơ giá dầu tăng

Tác động lớn nhất từ lệnh cấm vận của EU được nhận định có thể không diễn ra ngay vào ngày 5/12/2022, khi châu Âu tìm được các nhà cung cấp mới và dầu mỏ của Nga được chuyển hướng.

Thời điểm gây tác động lớn nhất có thể là vào ngày 5/2/2023, khi lệnh cấm bổ sung của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ Nga, như dầu diesel, có hiệu lực. Châu Âu khi đó sẽ phải chuyển sang nguồn cung thay thế từ Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ.

“Sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt khiến giá thành tăng cao”, ông Claudio Galimberti, Phó chủ tịch phụ trách phân tích của Rystad Energy nhận định.

“Điều cần thiết đối với thị trường dầu thô toàn cầu là dầu của Nga vẫn tìm được thị trường để bán sau khi lệnh cấm của EU có hiệu lực. Nếu không, giá dầu toàn cầu sẽ tăng vọt”, ông Claudio Galimberti nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại