menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Duyên

Gạo sẽ còn tăng trong ngắn hạn

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động tiêu cực cùng tình trạng lạm phát lan rộng, giá cả thực phẩm nói chung đang ở mức cao. Giới chuyên gia cảnh báo đang xuất hiện nhiều chỉ dấu cho thấy giá một số mặt hàng trong nhóm này, cụ thể là gạo, sẽ còn tăng hơn nữa trong ngắn hạn, theo đài CNBC.

Theo chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá cả thực phẩm đã tăng hơn 75% so với mức trước đại dịch COVID-19. Trong khi đó, giá gạo thế giới đã tăng năm tháng liên tiếp và đến tháng 5 lên mức cao nhất trong 12 tháng gần đây.

Theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế giới, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng toàn cầu. Việt Nam xếp thứ 5, theo sau là Thái Lan.

Giới chuyên gia đánh giá sản lượng gạo của thế giới hiện vẫn dồi dào. Tuy nhiên, chi phí sản xuất nông nghiệp nói chung bị đội lên, cộng thêm giá lúa mì tăng cao khiến diễn biến giá gạo trở thành một vấn đề đáng lưu tâm.

“Chúng ta cần theo dõi giá gạo trong thời gian tới vì giá lúa mì tăng có thể dẫn tới việc dùng gạo để thay thế một phần, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ gạo và gây giảm lượng dự trữ hiện có” - chuyên gia kinh tế trưởng Sonal Varma thuộc Ngân hàng Nomura (Nhật) lưu ý.

Theo chuyên gia Frederique Carrier thuộc công ty quản lý tài sản RBC Wealth Management (Canada), khoảng 1/3 chi phí sản xuất lương thực là chi phí liên quan đến năng lượng. Sản xuất phân bón nông nghiệp là một quy trình đòi hỏi nhiều năng lượng, và giá phân bón trên toàn cầu đã tăng vọt trong một năm trở lại đây.

Cũng theo bà Carrier, tình trạng khan hiếm nhân công do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng làm cho tình hình lương thực trở nên trầm trọng bởi các tác nhân này vừa gây gián đoạn nguồn cung lương thực, vừa đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa.

Trao đổi với Pháp Luật TP. HCM, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam có diện tích xấp xỉ 7,3 triệu ha trồng lúa, 1 triệu ha trồng rau, cộng với sản lượng thịt, trứng, sữa… nên về cơ bản Việt Nam không có nguy cơ mất an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng.

“Với khả năng sản xuất như hiện nay và không có tác động bất ngờ nào như thiên tai… thì Việt Nam luôn bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng” - ông Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Nam có thể dành cho xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 5 đạt 386 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 17,2%).

Ông Cường đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo kịp thời nắm bắt thị trường để có những điều chỉnh về xuất nhập khẩu, tận dụng lợi thế tối đa trong điều kiện hiện nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại