menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Anh Tài

Giá khí đốt Anh tăng 47,5% chỉ sau một ngày

Ngày 30/9, giá khí đốt tại Anh “nóng” nhất từ giữa tháng 8 khi tăng 47,5% sau một ngày, ở mức 377 xu Anh/therm (4,12/therm).

Theo Trading Economics, ngày 30/9, giá khí đốt tại châu Âu tăng gần 3,4% so với ngày hôm trước, ở mức 194 euro/mwh (189 USD/mwh). Mức giá này tương đương với tuần đầu tháng 8.

Sau sự cố rò rỉ đường ống dẫn Nord Stream nằm vùng kinh tế Đan Mạch, giá khí đốt tại châu Âu đã tăng ngày thứ 3 liên tiếp và tăng 14,8% so với ngày xảy ra sự vụ (26/9).

Ngày hôm nay (30/9), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn ngay trong ngày, sau những nghi ngờ về những hành động phá hoại có chủ đích nhằm vào đường ống khí đôt giữa Nga và các đối tác châu Âu.

Cho đến nay, Thụy Điển và Đan Mạch xác nhận phát hiện 4 đoạn đường ống bị rò rỉ trong hai tuyến đường ống Nord Stream 1 và 2 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin, Nga chịu thiệt hại trực tiếp và 50% lượng khí đốt rò rỉ này đã được lên kế hoạch cung cấp cho thị trường trong nước. Cơ quan an ninh Nga gọi đây là “khủng bố quốc tế” và đã mở cuộc điều tra.

Giá khí đốt Anh tăng 47,5% chỉ sau một ngày

Trong hoàn cảnh này, hàng ngàn doanh nghiệp châu Âu đang lo lắng trước khủng hoảng năng lượng tiếp theo và một tương lai thiếu khí đốt.

Liên đoàn các doanh nghiệp châu Âu đã đưa ra lời cảnh báo, tình trạng giá điện và khí đốt cao hiện nay có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất và khiến hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu thua lỗ, thậm chí dẫn tới phải đóng cửa.

Hiện tại, Ủy ban Châu Âu (EC) và 27 nước thành viên đang nỗ lực để đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động của chí phí tăng vọt.

Theo dự kiến cũng trong ngày 30/9, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên EU cũng nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về đề xuất khẩn cấp của EC, trong đó có việc cắt giảm sử dụng điện trong liên minh, áp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty năng lượng và mức giá trần đối với khí đốt bán buôn. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cấp cao của EU ngày 29/9 cho biết các quốc gia thành viên EU vẫn bất đồng về việc liệu có áp giá trần khí đốt hay không.

Trước đó, ngày 28/9, EC đã cảnh báo về việc áp dụng mức trần giá khí đốt sẽ gây thêm phức tạp và gây ra những nguy cơ về an ninh năng lượng, trong bối cảnh các nước thành viên kêu gọi EU can thiệp để kiềm chế giá nhiên liệu tăng.

Vấn đề năng lượng ở châu Âu càng trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh mùa Đông đang tới gần và các vụ rò rỉ khí đốt xảy ra mới đây trên 2 tuyến đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2.

Lo ngại rủi ro sau sự cố của 2 tuyến đường ống trên được cho là do hành động phá hoại, Phần Lan ngày 29/9 cho biết sẽ tăng cường an ninh bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.

Ngày 30/9, giá khí đốt tại Anh “nóng” nhất từ giữa tháng 8 khi giá tăng 47,5% sau một ngày, ở mức 377 xu Anh/therm (4,12/therm). Giá mặt hàng này vẫn thấp hơn so với mức lịch sử hồi tháng 8 hơn 41%.

Giá khí đốt Anh tăng 47,5% chỉ sau một ngày
Khí đốt LNG của Mỹ không thể lấp được khoảng trống từ nguồn cung Nga. Ảnh: Oilprice

Theo Oilprice, khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu trong ngắn hạn nhưng tương lai sẽ không thể lấp đầy khoảng trống từ nguồn cung Nga sụt giảm.

Một nghiên cứu gần đây của Rystad Energy, được tài trợ bởi Viện Dầu khí Mỹ và Hiệp hội Sản xuất dầu khí quốc tế cho thấy các nhà sản xuất Mỹ sẽ vẫn là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho các nước châu Âu trong dài hạn. Nhưng trước khi thị trường tái cân bằng, sẽ có sự chênh lệch về nguồn cung, kéo dài cho đến khoảng giữa năm 2023 và năm 2025. Do đó, có thể nhìn thấy rằng, LNG của Mỹ chỉ là một ‘cứu cánh’ cho châu Âu chứ không thể là tất cả.

Hơn nữa, các nhà giao dịch khí đốt EU cũng đang chuẩn bị tinh thần trước một nguy cơ rõ ràng là Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cấm xuất khẩu LNG nhằm giảm giá nội địa và xoa dịu cử tri.

Ngày 30/9, giá khí đốt tại Mỹ là 6,87 USD/MMBtu, cao hơn 0,1% so với ngày trước đó nhưng hạ được 25% so với mức đỉnh giữa tháng 9.

Với mặt hàng than, ngày 29/9, Tập đoàn năng lượng AGL, doanh nghiệp phát thải nhiều carbon nhất Australia cho biết sẽ đóng cửa một trong những nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm nhất vào giữa năm 2035, sớm hơn một thập kỷ so với mục tiêu đặt ra trước đó.

Giá khí đốt Anh tăng 47,5% chỉ sau một ngày
Diễn biến giá than nhiệt tại Australia. Nguồn: Trading View

Theo đó, việc đóng cửa nhà máy nhiệt điện than Loy Yang A ở thung lũng Latrobe thuộc bang Victoria sẽ giúp AGL từ bỏ tất cả các hoạt động sản xuất điện bằng than đá.

Các nhà máy khai thác, chế biến than tại Australia trong thời gian tới chắc chắn giảm, các nhà máy mới rất ít. Do đó, giá than nhiệt tại thị trường này vẫn dao động ở mức cao trên 400 USD/tấn.

Theo Trading Economics, ngày 30/9, giá than nhiệt Newcastle (Australia) ở mức 435 USD/tấn, đi ngang so với ngày trước nhưng vẫn cao hơn 99,8% so cùng kỳ năm trước.

Theo Tradingview, giá mặt hàng than cốc dùng trong luyện thép của Australia cùng ngày là 275 USD/tấn, giảm 0,12% so với ngày trước, nhưng hạ khoảng 12,4% từ mức đỉnh của tháng 8.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
8 Yêu thích
4 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại