menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Thanh Hoa

Giá lợn hơi cán mốc 70.000 đồng/kg

Giá lợn hơi tiếp tục tăng...

Giá lợn hơi hôm nay (13/7) tiếp tục tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg. Doanh nghiệp và người chăn nuôi đều thông báo giá lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh liên tục những ngày gần đây. Giá lợn hơi đã ghi nhận mức giá cao nhất là 70.000 đồng/kg tại tỉnh Thái Bình...

Giá lợn hơi hôm nay 13/7 tiếp đà tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay (13/7) tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Bắc, thị trường lợn hơi tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Giá thu mua lợn hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg. Giá lợn hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 54.000 - 65.000 đồng/kg.

Trước đó, giá lợn hơi hôm 12/7 tiếp đà tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/kg và ghi nhận mức giá cao nhất là 70.000 đồng/kg tại tỉnh Thái Bình...

Cụ thể: Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/kg và dao động trong khoảng từ 63.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg lên mức 66.000 đồng/kg. Cùng tăng 2.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình lần lượt là 66.000 đồng/kg, 68.000 đồng/kg và 70.000 đồng/kg. Cùng ghi nhận mức giá lợn hơi 68.000 đồng/kg, tại Thái Nguyên giá lợn hơi hôm nay tăng 3.000 đồng/kg so với ngày trước đó, còn tại Hà Nội ghi nhận mức tăng 4.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại gồm Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai giá lợn hơi hôm nay đi ngang ở đứng ở mức 63.000 - 64.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác tại một số địa phương trong khu vực và dao động trong khoảng 58.000 – 64.000 đồng/kg. ‏Cụ thể, cùng tăng 1.000 đồng/kg, các địa phương Đắk Lắk, Hà Tĩnh và Bình Thuận có mức giá lợn hơi lần lượt là 61.000 đồng/kg, 62.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg. Mức giá 62.000 đồng/kg cũng được ghi nhận tại Lâm Đồng.Thanh Hóa hiện là địa phương có mức giá lợn hơi cao nhất khu vực 64.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá, 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại Nghệ An. Mốc giao dịch thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Khánh Hòa.‏ Các địa phương còn lại giá lợn hơi hôm nay ghi nhận quanh mức 59.000 – 60.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/kg tại một vài nơi và dao động trong khoảng 54.000 - 63.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó, giá lợn hơi tại Vũng Tàu ghi nhận ở mức 63.000 đồng/kg, còn tại Tiền Giang, Sóc Trăng giá lợn hơi hôm nay được thương lái thu mua ở mức 59.000 đồng/kg và mức giá 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bạc Liêu.

‏Trong khi đó, ghi nhận mức tăng 2.000 đồng/kg, tại các địa phương Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang lần lượt giao dịch với giá 59.000 đồng/kg, 60.000 đồng/kg, 61.000 đồng/kg. Trà Vinh là địa phương ghi nhận mức giá lợn hơi tăng cao nhất khu vực 4.000 đồng/kg so với hôm qua, lên mức 62.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Tây Ninh, Bình Dương. Còn tại Kiên Giang ghi nhận giá lợn hơi thấp nhất khu vực 54.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia về chăn nuôi, thực tế tại nhiều vùng chăn nuôi, cung - cầu thịt lợn vẫn đang cân bằng, sức mua còn đang chưa có sự tăng đột biến nào. Giá lợn hơi tăng mạnh là do áp lực của giá nguyên liệu sản xuất, giá xăng dầu tăng cao thời gian qua… Giá thu mua lợn hơi phải trung bình ở khoảng 65.000 đồng/kg hoặc cao hơn thì mới có thể chia sẻ một phần thua lỗ cho người chăn nuôi.

Thực tế, giá lợn tăng gần đây còn do sự tăng giá mạnh của thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển, vật tư… Tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 7, doanh nghiệp lại tăng giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho heo con và thức ăn đậm đặc với mức tăng 400 đồng/kg, tương đương tăng 10.000 đồng/bao 25 kg. Đối với các loại thức ăn còn lại cho heo, bò, gà thịt, vịt thịt và gà, vịt đẻ tăng 300 đồng/kg, tương đương tăng 7.500 đồng/bao 25kg.

Giá thức ăn chăn nuôi áp dụng sau ngày 1/7 đối với loại cho lợn con là 510.000 - 530.000 đồng/bao 25kg, loại dành cho lợn thịt là 375.000 - 415.000 đồng/bao 25kg và thức ăn dành cho lợn nái là khoảng 315.000 đồng/bao 25kg.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6/2022 tăng 3,8%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 2.116.300 tấn, tăng 5,7%; so với cùng thời điểm năm 2021.

Hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi để ổn định giá lợn

Thực tế, giá lợn hơi đã hồi phục khá trong tháng 6 khiến người chăn nuôi phấn khởi hy vọng nền kinh tế phục hồi, tiêu thụ thịt lợn tăng sẽ kéo giá lợn tăng cao trong tháng 7, 8. Trong tháng 6, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước đều đã tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt tăng trở lại nhờ các hoạt động du lịch, văn hóa và lễ hội, các nhà hàng, nhà máy hoạt động mạnh trở lại. Ngoài ra giá còn được hỗ trở do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Trong khi đó, tại một số tỉnh, thành phố ở miền Nam có sự xuất hiện của dịch tả lợn châu Phi - ASF, khiến việc chăn nuôi của người dân gặp khó khăn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, có thể từ nay tới tháng 8, giá lợn hơi dự báo còn tăng nữa, tiến dần tới mốc 75.000 đồng/kg. Hiện tình hình thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thịt lợn chưa đột biến nên giá lợn hơi khó có thể bứt phá mạnh ngay lập tức, nhưng đà đi lên của giá lợn tiếp theo là có.

Giá lợn hơi cán mốc 70.000 đồng/kg

Doanh nghiệp kiến nghị các Bộ và Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn. Ảnh: CT

Để giảm thiếu khó khăn cho người chăn nuôi, ổn định giá lợn các doanh nghiệp đã kiến nghị các giải pháp hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi. Các doanh nghiệp cho rằng, do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên họ phải điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi cho phù hợp.

Lý do dẫn đến tăng giá, theo các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, là do nguyên liệu sản xuất và chi phí vận chuyển tăng khi giá xăng, dầu tăng và quan trọng hơn cả là phần lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước hiện phải nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine khiến tình hình nguồn nguyên liệu càng khan hiếm.

‏Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, các đại lý thức ăn chăn nuôi đã thông báo điều chỉnh giá cám tăng tới 6 lần, đẩy giá thành sản xuất lên 56.000 - 57.000 đồng/kg.

Có thể thấy, việc phụ thuộc 90% vào nguyên liệu của thế giới khiến ngành chăn nuôi luôn ở thế bấp bênh. Dù cuối tháng 12/2021, Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế tối huệ quốc (MFN) của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%. Tuy nhiên, xung đột Nga – Ukraine khiến thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi càng thêm căng thẳng, mức giảm thuế này chỉ như “muối bỏ bể” trong cơn bão giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hiện nay.

Theo báo cáo của Tập đoàn De Heus: Để sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cần rất nhiều nguyên liệu. Việc giảm thuế này chỉ giúp chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm 0,5 - 1%. Tương tự, CTCP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và chi phí chế phẩm an toàn sinh học hiện nay tăng cao.

Để giảm bớt gánh nặng chi phí, CTCP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát kiến nghị Chính phủ tiếp tục giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. CTCP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát có nhà máy sản xuất thức ăn gia súc song với giá nhập khẩu nguyên liệu cao doanh nghiệp này kiến nghị các Bộ và Chính phủ xem xét giảm thuế nhập khẩu ở mức thấp hơn.

Việc giảm thuế là giải pháp ngắn hạn, còn về lâu dài, một số doanh nghiệp đã tính đến việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, giải quyết tận gốc vấn đề. Tập đoàn De Heus đang lên kế hoạch để phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu ở khu vực Tây Nguyên để làm thức ăn chăn nuôi trong vòng 2 - 3 năm tới.

Hiện tại nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ chiếm 10 - 15% trong cơ cấu nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty. De Heus sẵn sàng phối hợp, xây dựng nhà máy sơ chế, kho trữ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi… để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi.

Giá thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt sẽ giúp ổn định giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước thời gian tới; đồng thời giúp nông dân vẫn có lãi để thúc đẩy họ tái đàn lợn tốt hơn.

Được biết, 6 tháng cuối năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu giá trị sản xuất chăn nuôi tăng trên 5,5%; sản lượng thịt lợn cả năm ước đạt trên 4,2 triệu tấn. 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thịt các loại đã đạt 3,4 triệu tấn, trong đó, đàn lợn tăng 3,8% và sản lượng thịt hơi khoảng 2,12 triệu tấn, tăng 5,7%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại