menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Vũ

Hàng hóa tuần qua: Giá khí đốt tăng thẳng đứng, giá thép tại Trung Quốc lao dốc

Giá khí đốt tại Anh ngày 16/6 là 278,1 xu Anh/therm (3,4 USD/therm), tăng gần 8% so với ngày trước đó.

Giá khí đốt tăng dựng đứng vì nổ trạm tại Mỹ

Theo Trading Economics, giá khí đốt tại Anh ngày 16/6 là 278,1 xu Anh/therm (3,4 USD/therm), tăng gần 8% so với ngày trước đó. Giá khí đốt tại châu Âu là 131 euro/mwh (136 USD/mwh), tăng 10% so với ngày trước đó.

Hàng hóa tuần qua: Giá khí đốt tăng thẳng đứng, giá thép tại Trung Quốc lao dốc
Diễn biến giá khí đốt tại châu Âu. Nguồn: Trading Economics

Giá mặt hàng này vốn tăng kể từ ngày 8/6 sau vụ nổ trạm LNG tại bang Texas, Mỹ. Diễn biến mới về việc Nga giảm nguồn cung khí đốt sang Đức lại thêm lực đẩy đối với giá mặt hàng này. Tính từ ngày 8/6, giá tại Anh tăng 54%, còn tại châu Âu tăng 40%.

Ngày 15/6, Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom thông báo cắt thêm 33% lượng khí đốt hàng ngày cung cấp cho Đức qua đường ống Nord Stream, xuống còn 67 triệu mét khối/ngày. Trước đó, ngày 14/6, Gazprom thông báo giảm 40% lượng khí đốt hàng ngày cung cấp cho Đức qua đường ống Nord Stream xuống còn 100 triệu mét khối mỗi ngày.

Các quốc gia như Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan và Hà Lan đã bị Nga cắt nguồn cung khí đốt vì không thanh toán bằng đồng ruble theo yêu cầu của Moscow. Các diễn biến trên đẩy giá khí đốt lên cao.

Giá nhiều loại thép, quặng sắt tại Trung Quốc lao dốc

Theo Sunsirs, giá giao ngay của nhiều loại thép tại Trung Quốc ngày 17/6 giảm. Cụ thể, thép thanh vằn giảm 2,8% xuống còn 4.494 nhân dân tệ/tấn (669 USD/tấn), thấp nhất từ đầu năm tới nay.

Giá thép cuộn cán nóng cũng hạ 2,7% xuống còn 4.642 nhân dân tệ/tấn (691 USD/tấn). Giá mặt hàng này liên tục giảm từ ngày 12/6 và hiện giá thấp hơn đỉnh 5%. Thép không gỉ hạ 0,7% xuống còn 16.905 nhân dân tệ/tấn (2.516 USD/tấn).

Một số yếu tố đang làm mờ triển vọng nhu cầu thép ở Trung Quốc, bao gồm sự gián đoạn hoạt động xây dựng do mùa mưa và các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát Covid-19.

Giá quặng sắt nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc giao dịch ở 121,6 USD/tấn, giảm gần 6% so với ngày trước đó và là mức thấp nhất từ ngày 17/12/2021.

Nhà phân tích Daniel Hynes đến từ ANZ cho biết trong những tuần gần đây, nhiều nhà máy ở trung tâm sản xuất thép Đường Sơn (Trung Quốc) bảo trì và cắt giảm sản lượng do biên lợi nhuận thấp. Các chuyên gia đến từ Sino Steel Futures cũng cho hay các nhà máy tại một số khu vực tại Trung Quốc bắt đầu hạn chế sản xuất thép.

Giá hóa chất trong dệt nhuộm, cao su giảm hơn 8% trong một ngày

Theo Sunsirs, giá axit acetic, dùng trong ngành dệt nhuộm, cao su, ngày 16/6 là 4.300 nhân dân tệ/tấn (641 USD/tấn), giảm 8,5% so với ngày trước đó. Giá mặt hàng này lao dốc từ ngày 8/6 và giá hiện thấp hơn đỉnh khoảng 24%.

Hàng hóa tuần qua: Giá khí đốt tăng thẳng đứng, giá thép tại Trung Quốc lao dốc
Diễn biến giá axit acetic tại Trung Quốc. Nguồn: Sunsirs

Trong khi đó, giá phân bón và một số nguyên liệu giữ nguyên hoặc tăng so với ngày trước đó. DAP tăng 3,2% lên 4.333 nhân dân tệ/tấn (646 USD/tấn) sau một tháng bình ổn ở mức 4.200 nhân dân tệ/tấn (626 USD/tấn).

Giá photpho vàng tăng 0,4% lên 38.166 nhân dân tệ/tấn (5.697 USD/tấn). Giá mặt hàng này giữ nguyên ở mức 38.666 nhân dân tệ/tấn (5.771 USD/tấn) từ đầu tháng 6 đến giữa tháng, sau đó giảm và phục hồi như hiện nay.

Giá lưu huỳnh giữ nguyên với 3.973 nhân dân tệ/tấn (592 USD/tấn). Từ giữa tháng 3 đến nay, giá mặt hàng này tăng 27%.

Giá ure giao dịch ở 3.223 nhân dân tệ/tấn (481 USD/tấn), giữ nguyên so với ngày trước đó.

Giá vàng trong nước giảm hơn 1 triệu đồng/lượng

Chiều 13/6, Công ty Vàng bạc - Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng mua vào 67,75 triệu đồng/lượng, bán ra 68,65 triệu đồng/lượng - giảm 700.000 đồng/lượng so với đầu ngày và tới 1 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước. Chiều 18/6, giá vàng SJC tương đương với mức ngày 18/6, cả ở chiều mua vào và bán ra.

Giá SJC của DOJI mua vào 67,5 triệu đồng/lượng, bán ra 68,4 triệu đồng/lượng, thấp hơn cuối tuần trước 1,2 triệu đồng mỗi lượng. Thương hiệu PNJ niêm yết chiều mua vào là 67,65 triệu đồng lượng và bán ra là 68,55 triệu đồng/lượng.

Tại kỳ họp Quốc hội ngày 8/6, đại biểu Hà Nội nêu vấn đề giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau chục triệu đồng. Trả lời chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cho biết thời gian qua, giá vàng biến động khó lường vì chịu tác động của nhiều yếu tố như căng thẳng tại Ukraine và nhiều sự kiện thương mại, chính trị khác. Giá vàng thế giới dao động 1.800- 2.000 USD/ounce. Về thị trường trong nước, giá mặt hàng này có xu hướng cùng với thế giới nhưng tốc độ điều chỉnh tăng nhanh hơn, nhưng giảm chậm hơn.

Theo thống đốc, kiểm tra và đánh giá cho thấy giá trong nước và thế giới của SJC chênh nhau khoảng 16-17 triệu đồng/lượng. Các thương hiệu khác chênh nhau khoảng 2 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân là từ 2014 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng theo chủ trương chống vàng hóa nền kinh tế. Trong khi nguồn cung trong nước giảm vì có thể một phần vàng chuyển sang sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Một số tin tức khác

Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng cá tra tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 240.000 tấn, giúp cho ngành hàng cá tra tỉnh Đồng Tháp thu về hơn 3.423 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng tăng 324 tỷ đồng. Cá tra đã phục hồi và tăng trưởng, chi phí trung bình để sản xuất 1kg cá nguyên liệu 25.633 đồng/kg, bán ra 31.000-32.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 1,6 tỷ đồng/ha. Giá dầu tăng trong phiên giao dịch giằng co ngày 16/6 sau khi Mỹ công bố một loạt các biện pháp cấm vận mới đối với Iran, khiến thị trường tiếp tục quan ngại về vấn đề thiếu hụt nguồn cung, yếu tố đã đẩy giá dầu lên cao trong năm nay. Giá dầu Brent tương lai tăng 1,3 USD, tương đương 1,1%, lên 119,8 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 2,3 USD, tương đương 2%, lên 117,6 USD/thùng.

Ở các tỉnh ven biển miền Tây như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… giá tôm tăng từ 10.000 - 30.000 đồng/kg tùy loại. Một số hộ nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho biết giá tôm thẻ các loại tăng thêm khoảng 10.000 đồng so với đầu năm nay. Cụ thể loại 20 con đang ở mức 230.000 - 240.000 đồng/kg, loại 40 con giá khoảng 180.000 - 195.000 đồng/kg.

Chính phủ Mỹ đang ‘âm thầm’ khuyến khích các công ty nông nghiệp và vận tải biển của nước này mua và vận chuyển phân bón Nga nhiều hơn. Trong bối cảnh lo ngại liên quan đến các biện pháp trừng phạt khiến nguồn cung phân bón nông nghiệp giảm mạnh, thúc đẩy chi phí lương thực toàn cầu đi lên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

83,800 N

0.00 (0.00%)

Biểu đồ mã SJC Hà Nội

82.96

+0.26 (+0.32%)

Biểu đồ mã Crude Oil WTI
1 Yêu thích
4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại