menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Việt Anh

Hãy nhìn vào tô phở, sẽ biết lạm phát bao nhiêu

Nói sức mua cạn kiện nên không có lạm phát là không chính xác. Thực ra, muốn biết mức lạm phát hiện bao nhiêu thì chỉ cần nhìn vào PHỞ INDEX.

Nhiều tiệm phở đã tăng giá đến 20% từ đầu năm, và những năm trước thì tăng đều 5-10% sau Tết.

Khi giá dầu thô cao, Nhà nước xuất khẩu tăng thu được nhiều cho ngân sách. Nhưng khi nhập khẩu xăng dầu giá cao về thì người tiêu dùng cuối phải gánh toàn bộ; trong đó bao gồm cả thuế và các loại phí phải đóng cho Nhà nước, chiếm từ 30-32% trên giá bán lẻ cuối. Lạm phát chi phí đẩy cùng lúc khiến suy giảm sức mua và tích luỹ của người dân.

Nói lạm phát là do hàng hoá tăng giá chỉ đúng về hiện tượng. Bởi nếu thu nhập tăng cùng mức tăng của hàng hoá, lạm phát bị triệt tiêu. Nói đúng hơn, lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền trong một thời điểm nhất định.

Vậy VND có suy giảm sức mua không khi giá xăng dầu gia tăng chóng mặt? Hỏi tức trả lời. Mọi người có thể ra chợ sẽ thấy nhiều mặt hàng đã được tăng giá chóng mặt. Nếu thế giới có chỉ số BigMac, Việt Nam nên có PHỞ INDEX, vì trong một tô phở có khá đầy đủ các hàng hoá thiết yếu để đo lường lạm phát cơ bản như hành, thịt, gạo, mắm muối, điện nước… Bởi thế, lạm phát không chỉ là vấn đề tiền tệ, mà còn là do cầu kéo, chi phí đẩy. Thậm chí, trong một số trường hợp là do cơ cấu dân số, đây là điều rất thú vị mà có dịp AP sẽ bàn thêm.

Ngoài ra, lạm phát không chỉ là hiện tượng sức mua của nội tệ sụt giảm so với giá cả, mà còn là sự so sánh tương quan với các đồng tiền khác trên thế giới mà một quốc gia có mối quan hệ thương mại song phương. Ví dụ như khi đồng tiền của đối tác thương mại (ngoại tệ) tăng giá nhanh hơn đồng nội tệ, Việt Nam không thể xuất khẩu lạm phát cho họ. Chỉ khi nào đối tác phải nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam và thanh toán bằng VND, khi ấy Việt Nam mới có thể “xuất khẩu” lạm phát cho họ nếu VND tăng giá nhanh hơn mức tăng giá của đồng bản tệ của đối tác, hay mức giảm giá của đồng tiền của đối tác nhanh hơn VND, khi so tỷ giá với đồng tiền trung gian thanh toán như USD.

Do đó, dù Việt Nam hiện là “trung gian xuất khẩu” thì cũng không thể nói là Việt Nam cũng xuất khẩu lạm phát ra thế giới. Vì thế, nói Việt Nam nhập khẩu lạm phát và đồng thời xuất khẩu lạm phát là chưa hoàn toàn đúng. Thậm chí, cần phải soi xét trong điều kiện chi phí đầu vào gia tăng mạnh mẽ mà giá xuất không tăng đủ bù đắp, thì phần "thiệt hại" đã được doanh nghiệp "dịch chuyển" vào đâu?

Vì sao "lương tối thiểu" mãi vẫn chưa được tăng cho đủ sống?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phạm Việt Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
43 Yêu thích
31 Bình luận 56 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại