menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Yến Chi Pro

Hưởng lợi từ lạm phát...

Trong bức tranh chung kém tích cực, một số doanh nghiệp xuất khẩu vẫn hưởng lợi nhờ lạm phát tạo cơ hội mới.

1. Sống khoẻ nhờ lợi thế cạnh tranh và tiết giảm chi phí

Mặc dù người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, châu Âu có xu hướng thắt chặt chi tiêu trước áp lực lạm phát, song với lợi thế giá cả phải chăng, mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tại thị trường Mỹ, thị trường có lạm phát tháng 8 lên tới 8,3% (trong khi lạm phát mục tiêu là 2%), xuất khẩu cá tra vẫn đạt 421 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ, chiếm 23% thị phần xuất khẩu cá tra của cả nước. Còn tại thị trường Anh, trong bối cảnh lạm phát của nước này trong tháng 8/2022 ở mức 9,9%, xuất khẩu tôm, cá ngừ… của Việt Nam sang Anh giảm mạnh thì xuất khẩu cá tra vẫn đạt 47 triệu USD, tăng 28% so cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, người dân Anh đổ xô đi mua cá tra Việt Nam để dự phòng giá thực phẩm leo thang cộng với được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Anh (UKVFTA) đã đưa thuế nhập khẩu cá tra vào Anh năm 2022 xuống mức 0%.

Đối với lĩnh vực xuất khẩu gạo, sau khi Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (chiếm gần 40% thị phần toàn cầu) cấm xuất khẩu gạo tấm, đồng thời áp thuế 20% đối với hầu hết các loại gạo khác từ ngày 9/9/2022 để bình ổn giá gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực do nước này đang bị hạn hán, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng lợi lớn. Gạo Ấn Độ đang cạnh tranh kém do bị áp thuế nên giá cao, do đó, các nước nhập khẩu gạo trên thế giới đang chuyển hướng sang nhập gạo từ Việt Nam, Thái Lan...

2. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn cuối năm

Về cuối năm, thị trường sẽ tồn tại một số yếu tố làm tăng áp lực lên giá cả như căng thẳng giữa Nga - Ukraine kéo dài, tác động tới giá nhiên liệu và năng lượng thế giới; áp lực lạm phát toàn cầu tăng lên, tác động đến chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực - thực phẩm, hàng nhập khẩu cũng gây áp lực lên giá hàng hóa trong nước; ảnh hưởng của cơn bão số Noru và dự báo đến cuối năm còn một số cơn bão nữa cũng gây ảnh hưởng cục bộ tới giá hàng hóa thiết yếu tại một số địa phương.

Sau các lần thực hiện giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng dầu, mặt hàng đầu vào thiết yếu của hầu hết lĩnh vực sản xuất - kinh doanh từ đầu năm đến nay, ngày 29/9, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 59/2022/TT-BTC giảm từ 20 - 50% một số loại phí hoạt động kinh doanh vận tải như phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa; lệ phí ra, vào cảng biển hoạt động hàng hải nội địa; phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt…

Chỉ số CPI không thể bao quát hết thực trạng lạm phát bởi vì rổ hàng hoá để tính chỉ số CPI hiện nay chỉ có 752 mặt hàng, trong khi cuộc sống có hàng nghìn mặt hàng khác nhau.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
11 Yêu thích
6 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại