menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ái Vy

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)

Ichimoku là một chỉ báo độc lập và đáng tin cậy bậc nhất được nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới ưa chuộng. Hãy cùng đi sâu nghiên cứu ý nghĩa cũng như cách sử dụng chỉ báo này sao cho hiệu quả.

Ý nghĩa từng thành phần cấu tạo nên chỉ báo

Chỉ báo Ichimoku có tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo gồm 5 thành phần chính, mỗi phần đóng một vai trò và ý nghĩa khác nhau:

- Tenkan-Sen: được tính bằng cách lấy trung bình của giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên giao dịch trước đó, tính cả phiên giao dịch hiện tại. Đường này cũng tượng trưng như đường trung bình động ngắn hạn của chỉ báo, với độ nhạy cao hơn và bám sát đường giá hơn.

Công thức:

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)
- Kijun-Sen: được tính giống như đường Tenkan-Sen nhưng với chu kỳ dài hơn với 26 phiên giao dịch trước đó. Đường này tượng trưng như đường trung bình động dài hạn của chỉ báo, với độ nhạy thấp hơn nhưng ngược lại nó có thể phớt lờ các biến động giá gây nhiễu trong ngắn hạn.

Công thức:

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)
- Chikou-Span: là giá đóng của phiên giao dịch hiện tại nhưng được vẽ lùi về 26 phiên trước. Mục đích của đường này nhằm so sánh xem đường giá hiện tại so với quá khứ (1 tháng trước) liệu đang trong xu hướng tăng hay giảm. Đường Chikou-Span nằm trên đường giá càng xa thì xu hướng tăng càng mạnh và ngược lại.
- Senkou-Span A: được tính bằng cách lấy trung bình cộng của Tenkan-Sen và Kijun-Sen và vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch.

Công thức:

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)
- Senkou-Span B: được tính tương tự như Tenkan-Sen và Kijun-Sen nhưng với chu kỳ quá khứ dài hơn là 52 phiên và vẽ tiến về phía trước 26 phiên giao dịch như Senkou-Span A.

Công thức:

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)
Kumo (Ichimoku Cloud): là điểm đặc trưng và tạo nên tên tuổi cho Ichimoku. Kumo được hình thành từ 2 đường Senkou-Span A và Senkou-Span B. Nếu đường Senkou-Span A nằm trên đường Senkou-Span B thì mây sẽ mang màu sắc của Senkou-Span A và đó cũng được gọi là Kumo tăng và ngược lại. Phần Kumo đi trước đường giá gọi là Kumo tương lai.
Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)

Nguồn: TradingView

Cách kết hợp sử dụng các thành phần trong chỉ báo

Tenkan-Sen và Kijun-Sen

- Tương tự như các chỉ báo MA (Moving Average), khi đường giá nằm trên đường Tenkan-Sen tức là giá đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Còn khi đường giá nằm trên đường Kijun-Sen tức là giá đang trong xu hướng tăng dài hạn. Lưu ý rằng bản chất các chỉ báo này đều có độ trễ như đường MA.

- Tenkan-Sen và Kijun-Sen cũng đóng vai trò là kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn và dài hạn.

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)

Giá vàng trong giai đoạn từ tháng 02-06/2021. Nguồn: TradingView

Chikou-Span

- Được lấy từ giá hiện tại nhưng vẽ về trước 26 phiên, nhìn vào Chikou-Span ta có thể biết được giá hiện tại so với 26 phiên trước (tức 1 tháng trước) đang cao hay thấp hơn. Đường này cho biết được xu hướng của giá đang tăng hay giảm, nếu Chikou-Span cắt đường giá từ dưới lên và cách xa khỏi đường giá thì đây là một xu hướng tăng mạnh và ngược lại (hình bên dưới).

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)

Giá vàng trong giai đoạn từ tháng 02-06/2021. Nguồn: TradingView

Senkou-Span A và Senkou-Span B

Senkou-Span A được xem là mức hỗ trợ hoặc kháng cự trong một xu hướng tăng hoặc giảm, giá sẽ có xu hướng phản ứng tại những vùng này.

Senkou-Span B được tính với chu kỳ dài hơn nên tần xuất đi ngang của nó nhiều hơn. Tại những vùng đi ngang này là tín hiệu cho việc giá dao động mạnh mẽ quanh mức này trong quá khứ và đây sẽ là cơ sở cho vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đáng tin cậy.

Độ dày của mây còn thể hiện sự biến động của giá, mây càng dày thì giá biến động càng mạnh và giá sẽ khó có thể đâm thủng mây hơn.

Khi đường giá đâm thủng mây Ichimoku từ dưới lên sẽ tạo thành xu hướng tăng và khi giá xuyên thủng mây từ trên xuống sẽ tạo thành xu hướng giảm.

Ichimoku - Phân tích kỹ thuật dưới lăng kính của người Nhật (Kỳ 1)

Giá Bitcoin trong giai đoạn từ tháng 07-12/2021. Nguồn: TradingView

Tuy nhiên, để sử dụng chỉ báo Ichimoku một cách hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần kết hợp tất cả các thành phần và phân tích một cách tổng thể. Điều này sẽ giúp tránh được những sai sót trong phân tích cũng như hạn chế được những phiên giá breakout giả. Ở kỳ sau chúng ta sẽ đi sâu và ứng dụng vào phân tích thực tế các cổ phiếu bằng cách vận dụng tổng quát các thành phần và mây Ichimoku để có cái nhìn rõ hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
15 Yêu thích
15 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại