menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Khủng hoảng năng lượng rất gần Trung Quốc?

Theo HK01, khủng hoảng năng lượng từng được cho đã đi rất xa, nhưng gần đây lại tái hiện trên khắp toàn cầu, hơn nữa rất gần Trung Quốc?

Dưới sức ép của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, việc sử dụng năng lượng của thế giới bắt đầu chuyển sang năng lượng mới trên quy mô lớn, năng lượng truyền thống bắt đầu trở thành năng lượng “lỗi thời”, “không thân thiện”, các tổ chức tài chính bắt đầu cắt giảm tài trợ vốn đối với các công ty năng lượng truyền thống và các công ty dầu mỏ bắt đầu chuyển sang phát triển năng lượng mới. Những thay đổi này đã phác họa triển vọng bi quan đối với lĩnh vực năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá và việc giá dầu sụt giảm trở nên bình thường phù hợp với xu hướng nói trên.

Tuy nhiên, dưới tác động của một loạt nhân tố, giá dầu quốc tế lại tiếp tục tăng. Từ tháng 12/2021 đến nay, giá dầu quốc tế gần như tăng một chiều, điển hình là giá dầu WTI tăng từ mức 67 USD/thùng vào ngày 02/12/2021 lên 90 USD/thùng vào ngày 09/2, ghi nhận biên độ tăng gần 33% trong 2 tháng. Trong cùng thời gian đó, giá dầu thô Brent cũng tăng đến 29%.

Từ năm 2021 đến nay, giá khí đốt tự nhiên quốc tế xuất hiện tình trạng tăng ở các mức độ khác nhau, trong đó xu thế tăng ở khu vực châu Âu đặc biệt nhanh. Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu ngày càng diễn biến nghiêm trọng, cung-cầu mất cân đối đã dẫn đến giá cả tăng vọt. Hiện nay, giá bán sỉ khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng 5 – 6 lần so với đầu năm 2021, hệ lụy là giá điện cũng tăng theo, giá điện bình quân của các nước chủ chốt ở châu Âu đều đã vượt mức 300 euro/MW, trong khi mức giá cùng kỳ của năm 2019 là 50 euro/MW. HIện nay, dự trữ khí đốt tự nhiên của toàn châu Âu chỉ đáp ứng 68% công suất hoạt động, thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình trong cùng thời kỳ của 10 năm. Bên cạnh đó, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ cũng đang tăng, ước tính trung bình chi phí sử dụng khí đốt tự nhiên để sưởi ấm trong mùa Đông của người dân Mỹ đạt 746 USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Ở châu Á, giá khí đốt tự nhiên có thời điểm tăng 5 lần.

Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% khí đốt tự nhiên từ Nga, trong khi đó 70% doanh số từ đường ống khí đốt tự nhiên của Tập đoàn công nghiệp khí đốt tự nhiên Gazprom thuộc sở hữu nhà nước của Nga lại được bán cho Tây Âu. Theo số liệu của Cơ quan hợp tác quản lý năng lượng châu Âu (ACER), mức độ phụ thuộc của Đức, Italy đối với khí đốt tự nhiên Nga lần lượt là 49% và 46%, trong khi Pháp có nguồn điện hạt nhân dồi dào cũng phụ thuộc 24% vào khí đốt tự nhiên của Nga. Tính đến ngày 06/02, tồn kho khí đốt tự nhiên của châu Âu chỉ ở mức 37% lưu trữ.

Tập đoàn Gazprom của Nga cũng đa dạng hóa khách hàng thông qua các thiết bị đầu cuối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tuyến đường ống vận chuyển khí đốt tự nhiên đến Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời có kế hoạch triển khai thêm nhiều dự án. Châu Âu và Nga đang nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc lẫn nhau, điều này có thể có lợi cho xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ và các khu vực khác.

Khủng hoảng Nga – Ukraine kéo dài đã củng cố quyết tâm của EU đối với việc tăng cường an ninh năng lượng. Tuy nhiên, xuất phát từ thời gian cần có và nguồn lực đầu tư lớn để chuyển đổi nhiên liệu, xây dựng hệ thống đường ống hoặc các thiết bị đầu cuối LNG, nên sự thay đổi chỉ có thể diễn ra từng bước. Điều này đồng nghĩa với việc hạ thấp mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa EU và Nga về cung cầu năng lượng là điều không thể thực hiện trong ngắn hạn. Sự biến đổi của nhân tố địa chính trị sẽ tiếp tục tác động đến thị trường năng lượng, đặc biệt là giao dịch khí đốt tự nhiên giữa Nga và EU. Một số chuyên gia năng lượng của phương Tây cảnh báo, nếu Tổng thống Nga V. Putin nhân cơ hội tình hình căng thẳng Nga – Ukraine leo thang để “vũ khí hóa” nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu, thì Nga sẽ phải trả giá.

Trung Quốc là nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất toàn cầu, khối lượng nhập khẩu dầu thô và LNG đều đứng đầu thế giới. Theo số liệu sản xuất và nhập khẩu năng lượng do Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, năm 2021 Trung Quốc nhập khẩu 320 triệu tấn than đá, 512,98 triệu tấn dầu thô, 121,36 triệu tấn khí đốt tự nhiên (tăng 19,9% so với cùng kỳ). Xét từ góc độ phụ thuộc nhập khẩu, mức độ phụ thuộc nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá của Trung Quốc năm 2021 lần lượt là 72,1% (giảm 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ), 45,5% (tăng 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ) và 7,3% (tăng 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ).

Mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đối với thị trường quốc tế cao như vậy đã lớn hơn nhiều sự phụ thuộc năng lượng của các nước EU đối với Nga. Sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với nguồn cung năng lượng bên ngoài vừa thể hiện mối quan hệ cung cấp năng lượng giữa Trung Quốc và thị trường quốc tế, vừa là kênh rủi ro về khía cạnh an ninh năng lượng giữa Trung Quốc và thế giới. Trong bối cảnh thị trường năng lượng quốc tế mong manh như hiện nay, nếu xuất hiện xung đột địa chính trị tương đối cực đoan, cho dù các bên xung đột có liên quan đến Trung Quốc hay không, thì cúc sốc của thị trường năng lượng đều lan tỏa đến Trung Quốc.

“Quy hoạch 5 năm lần thứ 14” của Trung Quốc đã nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực an ninh kinh tế lớn mà Trung Quốc đối diện, bao gồm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Trong số 3 lĩnh vực an ninh kinh tế lớn nói trên, bảo đảm an ninh lương thực và an ninh tài chính chủ yếu thực hiện tốt các vấn đề trong nước, tuy nhiên chìa khóa của đảm bảo an ninh năng lượng lại không ở trong nước, mà nằm ở thị trường quốc tế. Do đó, Trung Quốc sẽ cần phải đầu tư nguồn lực quốc tế khá lớn để bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát triển của tương lai. Điều này cũng có nghĩa là vấn đề an ninh năng lượng sẽ là “điểm nhạy cảm” và điểm rủi ro tồn tại lâu dài của Trung Quốc, đồng thời cũng là “đòn bẩy” địa chính trị rất dễ bị lợi dụng.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh năng lượng truyền thống. Ngày 04/02, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga V. Putin, hợp đồng lớn về năng lượng giữa hai nước là nội dung hợp tác không thể thiếu. Các doanh nghiệp hai nước đã ký thỏa thuận mau bán khí đốt tự nhiên Trung – Nga ở vùng Viễn Đông, đây là hợp đồng cung ứng dài hạn thứ hai về khí đốt tự nhiên mà hai nước ký kết, sau khi tuyến đường ống mới đi vào hoạt động, khối lượng khí đốt mà tập đoàn khí đốt tự nhiên Gazprom của Nga cung ứng cho Trung Quốc sẽ đạt 48 tỷ m3/năm.

Giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên thế giới tăng mạnh cho thấy quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ diễn ra lâu dài. Sự gia tăng cọ sát địa chính trị có thể sẽ dễ dàng kích hoạt những biến động dữ dội của thị trường năng lượng quốc tế. Là nước tiêu thị năng lượng và nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Trung Quốc trong tình trạng tất gần khủng hoảnng năng lượng. Do đó, Trung Quốc cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với sức ép khủng hoảng năng lượng lớn nhất toàn cầu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại