menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trọng Vinh

Kinh tế ban đêm: Động lực mới phát triển kinh tế

Phát triển “kinh tế ban đêm” là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế.

Kinh tế ban đêm (Night Time Economy - NTE) là các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ 18h - 6h sáng hôm sau, bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm.

24h giàu có

Tại châu Âu, hầu hết các thành phố lớn và được du khách tìm tới nhiều nhất đều có nền “kinh tế ban đêm” phát triển. Chính phủ phân quyền và khuyến khích chính quyền các thành phố thực hiện các chương trình, dự án khai thác tiềm năng kinh tế đêm, gắn với đặc trưng và thế mạnh văn hóa, nghệ thuật, thể thao, ẩm thực của riêng mình.

Tại London (Anh), năm 2016, thị trưởng thành phố đã bổ nhiệm chức vụ “Night Czar” nhằm tăng cường dịch vụ và hoạt động về đêm, hướng tới mục tiêu đưa London trở thành thành phố 24h hàng đầu thế giới. Cuộc sống về đêm tại London hiện mang lại hơn 700.000 việc làm, bằng 1/8 tổng số lao động của thành phố.

Ở New York (Mỹ), năm 2018, hoạt động kinh doanh ban đêm của các nhà hàng mang lại 12 tỷ USD và tạo ra 141.000 việc làm, các quán bar thu về 2 tỷ USD. Các cơ sở nghệ thuật, từ bảo tàng, phòng tranh, cho đến sân khấu kịch, tạo ra hơn 18.000 việc làm và thu về 3,1 tỷ USD, tức mỗi đêm, New York thu về hơn 8 triệu USD từ trình diễn và triển lãm nghệ thuật. Tính cả ngành thể thao, bar và ẩm thực, tổng cộng New York thu 19 tỷ USD mỗi năm sau khi hoàng hôn buông xuống. Tại Sydney (Australia), NTE mỗi năm tạo ra 234.000 việc làm, với doanh thu 27,2 tỷ USD và mang lại 102 tỷ USD.

NTE cũng phát triển khá nhanh ở châu Á. Tại Nhật Bản, ước tính vào năm 2020, NTE sẽ đạt quy mô 3,7 tỷ USD, góp phần vào mục tiêu đón 40 triệu du khách (năm 2020) và 60 triệu (năm 2030). Bắc Kinh (Trung Quốc) đứng thứ 6/10 thành phố đặt đồ ăn đêm nhiều nhất thế giới. Thành phố hướng tới mục tiêu đến năm 2022, hơn một nửa số cửa hàng tiện lợi sẽ hoạt động 24/24. Một số địa điểm tham quan nổi tiếng tại Bắc Kinh cũng bắt đầu kéo dài thời gian mở cửa thêm vài tiếng.

“Cửa sáng” cho kinh tế Việt Nam

Theo số liệu thống kê năm 2018 của Master Card, trung bình, du khách tại Bangkok (Thái Lan) chi tiêu mỗi ngày khoảng 173USD, trong khi con số đó tại Việt Nam là 96 USD, nguyên nhân chính là do các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra suốt ngày đêm ở Bangkok, còn tại Việt Nam thì hạn chế.

Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của du khách quốc tế. Tiềm năng văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc, quy mô dân số trẻ, mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu... là nhiều lý do tất yếu để kinh tế về đêm ở Việt Nam phát triển, phù hợp với xu hướng quốc tế.

Trên thực tế, Việt Nam đã có các khu chợ đêm hoặc phố ăn đêm, một số chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24, những tuyến phố mang nét đặc trưng như Tạ Hiện (Hà Nội) hay Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh). Việt Nam còn có Bà Nà Hills ở Đà Nẵng có thể đón khách lúc nửa đêm và Vòng quay Mặt trời ở thành phố này có thể quay suốt đêm, một số công viên giải trí sẵn sàng phục vụ mọi du khách chưa ngủ.

Trên mọi miền đất nước, nhiều nơi có quy hoạch dành riêng cho việc tổ chức các chương trình hoặc dự án kinh tế đêm thu hút khách, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, quảng bá và bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc, trong khi vẫn đảm bảo trật tự trị an và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

Thực tế, để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam cần cân nhắc kỹ nhu cầu của khách du lịch. Theo đó, không áp đặt tư duy của nhà quản lý, cần triển khai thí điểm tại những thành phố lớn. Đặc biệt, cần có kế hoạch, chính sách, sự chỉ đạo thống nhất, đầu tư bài bản các khu vực riêng, được quy hoạch dài hạn và phát triển hạ tầng điện, nước, có kết nối giao thông công cộng, mạng lưới quản lý dịch vụ an ninh, an toàn.

Bên cạnh đó, các khu vực vui chơi giải trí từ 19h - 6h như đường phố chuyên doanh, phố ẩm thực, quảng trường, công viên cần quy hoạch đồng bộ, chọn lựa các doanh nghiệp uy tín, có kinh nghiệm. Ngoài ra, cần tối ưu hóa các dịch vụ giao thông công cộng, thực hiện quảng bá các nhà hàng đêm, hợp pháp hóa kéo dài thời gian mở cửa các địa điểm tham quan, biểu diễn nghệ thuật và cửa hàng tiện lợi được hoạt động 24/24.

Việc kích thích tiêu dùng ban đêm sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư vào cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm, từ đó, các công ty du lịch sẽ có nhiều phương án kéo dài thời gian lưu trú cho du khách. Du khách ở lại dài hơn sẽ chi tiêu nhiều hơn, được thụ hưởng và trải nghiệm nhiều hơn.

Hoạt động “kinh tế ban đêm” cũng đòi hỏi có cơ chế thích hợp quản lý cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, bia rượu, đồ uống cao cấp, thuốc lá và nâng cao năng lực quản lý các tệ nạn xã hội, chống hàng giả, hàng trốn thuế, cũng như đảm bảo an ninh, an toàn đô thị.

Với những đột phá về nhận thức và cách làm mới, kỳ vọng kinh tế ban đêm sẽ là “cửa sáng” cho phát triển các ngành dịch vụ thương mại và du lịch của Việt Nam, giúp tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp giảm áp lực cho các cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ, giao thông vận tải.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại