menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phương Tùng

Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ chỉ phạt tối đa 40 triệu đồng

Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) chỉ bị phạt tối đa 40 triệu đồng, sử dụng C/O giả cũng chỉ bị phạt tối đa 50 triệu đồng nên chưa ngăn chặn được các hành vi gian lận của doanh nghiệp.

Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ chỉ phạt tối đa 40 triệu đồng
Xuất khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái (TP.HCM) - Ảnh: TỰ TRUNG

Thông tin trên được Bộ Công thương thừa nhận là một trong những nguyên nhân khó khăn khi thực hiện các giải pháp phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa, và chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại trong thời gian qua.

Bộ Công thương cho biết việc chế tài đối với hành vi gian lận xuất xứ còn hạn chế và chưa đủ sức răn đe. Chẳng hạn như làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) chỉ bị phạt tối đa 40 triệu đồng, sử dụng C/O giả cũng chỉ bị phạt tối đa 50 triệu đồng, nên chưa ngăn chặn được các hành vi gian lận của doanh nghiệp.

"Các cơ quan chức năng cần hoàn thiện chính sách để phù hợp với thực tiễn và mang tính nghiêm minh của pháp luật để chặn đứng việc gian lận ngày càng gia tăng", Bộ Công thương kiến nghị.

Mặt khác trên thực tế, gian lận xuất xứ thường xảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (như Hoa Kỳ, EU, Canada) do các thị trường này không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Nếu nước nhập khẩu yêu cầu C/O do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp thì "về cơ bản vấn đề gian lận xuất xứ được xử lý triệt để bởi các cơ quan quản lý của Việt Nam có thể chủ động kiểm tra, giám sát, siết chặt công tác chứng nhận xuất xứ.

Tuy nhiên, đối với các các thị trường không yêu cầu C/O nhập khẩu, việc phòng chống gian lận xuất xứ bằng cách tăng cường quản lý chặt chẽ khi cấp C/O là không hiệu quả", Bộ Công thương thừa nhận.

Nguyên nhân do C/O không phải là chứng từ bắt buộc, doanh nghiệp được tự khai và tự chịu trách nhiệm với hải quan nước nhập khẩu, nên khi có chuyện xảy ra, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ rất khó vào cuộc nếu như không được hải quan nước nhập khẩu cung cấp thông tin.

Một khó khăn khác cũng được Bộ này ghi nhận nằm ở khâu xác định mặt hàng có rủi ro để cảnh báo. Dù đã tăng cường công tác cảnh báo, trao đổi thông tin, kiểm tra việc cấp C/O đối với nhiều mặt hàng để ngăn chặn nguy cơ gian lận, nhưng thực tế, việc rà soát để xác định tiêu chí rõ ràng đối với diện mặt hàng có nguy cơ, cần cảnh báo cần được xem lại.

Nếu không xác định đúng thị trường và mặt hàng có rủi ro cao để có biện pháp phòng chống một cách tập trung, có trọng điểm, có hiệu quả có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung, tránh cảnh báo tràn lan

Bộ cũng khuyến nghị các doanh nghiệp phải thận trọng khi đầu tư sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng đang có nguy cơ bị áp thuế, cũng như cân nhắc khi mở rộng đầu tư, nhất là sản xuất phục vụ xuất khẩu các mặt hàng đã bị nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với nước thứ ba.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại