menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Tiến Thành

Mỹ vẫn thờ ơ với CPTPP, mặc Trung Quốc "thiết tha"

Theo tờ Financial Review, thái độ thờ ơ của Mỹ đối với CPTPP không nên là nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng từ phía các quốc gia đồng minh và đối tác.

Mỹ vẫn thờ ơ với CPTPP, mặc Trung Quốc thiết tha
Trong khi Trung Quốc "tha thiết" gia nhập CPTPP thì Mỹ vẫn thờ ơ và dường như không có ý định quay trở lại thỏa thuận thương mại này. (Nguồn: AP)

Mỹ đã "lạc đường"?

Theo bài viết, hơn một thập niên , Mỹ đặt ra kế hoạch xuất khẩu mô hình kinh tế của mình tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tìm cách vượt qua Trung Quốc bằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ý tưởng của kế hoạch này là thu hút các quốc gia trong khu vực bằng quyền tiếp cận ưu đãi với người tiêu dùng Mỹ, dựa trên việc xem xét cắt giảm thuế quan, chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, tăng trợ cấp, nới lỏng quy định để thu hút đầu tư từ các khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Chính quyền của các cựu Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống Barack Obama đã đồng ý với thỏa thuận đó, nhưng bị ông Donald Trump và Tổng thống hiện nay là Joe Biden từ chối. Hai vị Tổng thống nhiệm kỳ gần đây nhất của Mỹ cho rằng hàng hóa nhập khẩu là độc hại về mặt chính trị và nên loại bỏ mà không cần phê chuẩn.

Tin liên quan
Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc cải cách để tham gia Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc cải cách để tham gia 'sân chơi' CPTPP?

Nhưng chính điều này lại cho phép Trung Quốc mở rộng tham vọng thương mại ở châu Á, bằng cách xin gia nhập vào CPTPP hay còn gọi là TPP-1.

Trung Quốc còn là thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định có nhiều thỏa thuận thương mại rộng, bao trùm. Nước này cũng đã nộp đơn xin gia nhập vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số giữa Singapore, Chile và New Zealand.

Sau khi từ bỏ TPP, chính quyền của ông Biden giờ đây chỉ còn đề cập một cách “mơ hồ” đến việc tạo ra một khuôn khổ quan hệ đối tác của riêng nước này ở châu Á.

Hầu hết các nhà quan sát, các chuyên gia phân tích tin rằng Mỹ sẽ không đạt được thành công, đặc biệt là khi nước này không có thêm khả năng tiếp cận thị trường để chào mời các quốc gia khác. Mỹ rõ ràng đã “lạc đường”, thậm chí như một số người vẫn nói rằng đây là một sai lầm lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng của nước này.

Chắc chắn, các thành viên CPTPP có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ sẽ mất tinh thần vì sự vắng mặt của chính nước này trong CPTPP.

Các quan chức từ Australia, Canada, Nhật Bản và New Zealand đang lo lắng quan sát lẫn nhau để kiểm tra sự quyết tâm của mỗi nước trong việc từ chối sự gia nhập dễ dàng của Trung Quốc vào CPTPP.

Sử dụng rào cản quy tắc

Nếu các thành viên hiện tại của CPTPP muốn ngăn cản hoặc trì hoãn việc Trung Quốc gia nhập, họ có thể đặt ra các tiêu chuẩn cao để yêu cầu Trung Quốc phải chứng minh việc tuân thủ quy tắc về nội địa hóa dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ...

Hiện tại nước Anh, quốc gia này đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, cũng đang bị gây khó khăn bởi chính các tiêu chuẩn như vậy, chỉ để các thành viên CPTPP thể hiện rằng họ không phải là những quốc gia mềm mỏng. Chính phủ Anh có lẽ đã hơi sửng sốt khi bị yêu cầu chứng minh rằng các quy định và luật pháp của nước này là phù hợp với tiêu chí của CPTPP.

Việc có cho phép Trung Quốc gia nhập CPTPP hay không còn phụ thuộc vào ý chí chính trị cũng như sự kiên trì về kỹ thuật.

Đó là một lời kêu gọi xem xét trước hệ quả có thể xảy ra, không phải là một thực tế khách quan, rằng liệu các cam kết về những vấn đề như doanh nghiệp nhà nước có được Trung Quốc thực hiện hay không.

Như Lithuania và Australia đã phát hiện ra, Bắc Kinh có những cách thức phá vỡ các quy tắc thương mại mà khó có thể tìm ra bằng chứng được.

Một quan chức Nhật Bản nói: "Việc sử dụng các biện pháp cưỡng bức kinh tế trong câu chuyện của Trung Quốc và Australia là trái ngược trực tiếp với tinh thần của TPP".

Kỳ vọng vào sự trở lại của Mỹ

Tuy nhiên, kỳ vọng về sự can dự mới của Mỹ vào CPTPP vẫn còn tồn tại.

Vị quan chức Nhật Bản nói trên cho biết, mặc dù bối cảnh chính trị hiện đang chống đối lại thương mại, nhưng “Hiệp định TPP dựa trên các tiêu chuẩn của Mỹ và chúng tôi thực sự hy vọng Mỹ sẽ thay đổi thái độ, quay trở lại với TPP”.

Nhưng thực tế việc Mỹ quay lại với CPTPP có lẽ khó xảy ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ từ bỏ việc tạo ảnh hưởng trong khu vực, dù là về kinh tế hay chiến lược.

Như vị quan chức Nhật Bản đã chỉ ra, các công ty Mỹ ít phụ thuộc vào các thỏa thuận thương mại để tiếp cận thị trường nhiều hơn - chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ tài chính - vốn đang có sự hiện diện rất mạnh mẽ của các công ty Mỹ ở châu Á.

Về ảnh hưởng địa chính trị, kinh nghiệm gần đây cho thấy sức mạnh thực tế quan trọng hơn loại hình kinh tế. Các giao dịch thương mại không tự động được coi là có liên kết hoặc ảnh hưởng chính trị.

Không phải Liên minh châu Âu (EU) với “hiệp định thương mại tự do sâu sắc và toàn diện” với Ukraine, mà là Mỹ, với việc triển khai quân ở Đông Âu, sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh với Nga.

Australia và Trung Quốc đã có thỏa thuận thương mại, ký kết từ năm 2015, nhưng điều đó không ngăn được Bắc Kinh dừng các hành động cưỡng ép Canberra.

Không có bất cứ nguồn lực chiến lược nào của Mỹ - sức mạnh quân sự, các thỏa thuận an ninh như thỏa thuận AUKUS giữa Australia-Anh-Mỹ, chuyên môn về an ninh mạng, chia sẻ thông tin tình báo, áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính khắc nghiệt thông qua hệ thống thanh toán bằng đồng USD - yêu cầu tư cách thành viên CPTPP.

Và tất cả điều đó chắc chắn quan trọng hơn trong việc dự đoán ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng muốn tham gia CPTPP với tư cách là một đối trọng với Trung Quốc. Nhưng việc Mỹ bố trí một lượng lớn sức mạnh hải quân và không quân ở Biển Đông, rõ ràng là tốt hơn cho an ninh và sự thịnh vượng của Đài Loan, so với việc phải tuân theo luật quyền sử hữu trí tuệ (IP) để nước này có thể tham gia một thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Sự thật là ngoại giao kinh tế của Mỹ trong một thập kỷ qua rất yếu và thiếu nhất quán, bị phá hoại bởi sự lo sợ quá mức về các thỏa thuận thương mại từ phía công chúng Mỹ, được khuyến khích bởi sự vận động từ các tổ chức, như các hiệp hội lao động và ngành công nghiệp thép.

Tuy nhiên, sự thờ ơ của Mỹ đối với CPTPP không nhất thiết phải gây ra một sự thất vọng sâu sắc. Thỏa thuận thương mại này là quan trọng, nhưng chúng không cần thiết, cũng không đủ để chính sách đối ngoại của Mỹ có thể khẳng định vị trí của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

(theo Financial Review)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại