menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Thái Bình Pro

Nếu cổ phần hoá EVN?

Công ty mẹ EVN là công ty TNHH một thành viên. EVN có thể kêu khó nhiều thứ khi NN vẫn giữ 100% vốn công ty mẹ, chưa thể thực sự vận hành theo cơ chế thị trường. Người tiêu dùng thì phàn nàn về giá điện nào là tăng giá, nào là giá bậc thang, phàn nàn về phục vụ không chuyên nghiệp. Chưa biết khi nào EVN mới CPH.

EVN hiện có 26 đơn vị trực thuộc, 14 công ty con (vốn EVN trên 50%), 3 công ty liên kết (vốn EVN dưới 50%). Trong số các công ty con thì chỉ có một số là công ty cổ phần. Nếu CPH công ty mẹ, thì các công ty con 100% vốn EVN khi đó trực thuộc công ty cổ phần và cũng có thể không cần CPH riêng nữa.

Khi NN thực hiện CPH sẽ xác định giá trị doanh nghiệp và bán một phần vốn NN. Trước đây nhiều doanh nghiệp như Vietcombank hay gần đây Sabeco chẳng hạn, NN bán được giá rất cao. Nhà đầu tư mua giá cao thì cũng sẽ phải tìm cách có lãi nhiều hơn để thu hồi vốn.

Giả sử EVN xác định giá trị doanh nghiệp theo đúng giá sổ sách (thông thường các doanh nghiệp khác bị đánh giá cao lên rất nhiều khi CPH) để giá thành sau này không bị gánh thêm chi phí. Hiện tại, EVN mới chỉ công bố thông tin báo cáo tài chính 2018, nên tạm theo số liệu tài chính này để phân tích.

Vốn CSH của EVN là 206 nghìn tỷ đồng (năm 2019 NN không đầu tư thêm vốn thì chắc không biến động nhiều). Khi CPH giả sử NN bán 49% vốn, khi đó các cổ đông bên ngoài sẽ khó chấp nhận nếu cổ tức không đạt được 10% vốn cổ phần. Đấy là trường hợp giá cổ phiếu bán đúng bằng mệnh giá. Nếu nhà đầu tư phải mua giá gấp đôi, thì họ sẽ muốn cổ tức phải ít nhất là 20%.

Trường hợp cổ tức 10% thì cổ tức hàng năm phải hơn 20 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng lợi nhuận hợp nhất như năm 2017 và 2018 mỗi năm chỉ hơn 6 nghìn tỷ đồng, còn lợi nhuận công ty mẹ chỉ trên dưới 1 nghìn tỷ đồng. Sở dĩ công ty mẹ lãi ít là vì công ty con giữ lại lợi nhuận. Như vậy, giờ nếu xác định giá trị vốn NN thì có thể còn cao hơn nữa.

Với yêu cầu lãi sau thuế hàng năm phải hơn 20 nghìn tỷ đồng thì EVN hoặc phải giảm chi phí hoặc tăng giá bán hoặc phải cả hai. Tăng giá bán thì vấp phải sự phản đối của khách hàng. Giảm chi phí thì phải giảm giá thành sản xuất, giảm chi phí tài chính, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp (LNG) của EVN hiện ~15% giá bán. Với doanh thu khoảng 350 nghìn tỷ đồng thì tăng được 3% LNG thì sẽ có thêm lãi trước thuế 10 nghìn tỷ đồng. Tăng LNG thì phải giảm tiêu hao hoặc giá đầu vào than, dầu, khí (nhiệt điện) và các loại vật tư khác, giảm tiền lương hoặc giảm lao động. Khấu hao thì có quy định không thể giảm được.

Vay và nợ thuê tài chính hợp nhất EVN là hơn 405 nghìn tỷ đồng, gấp đôi vốn CSH. Chi phí tài chính hàng năm ~30 nghìn tỷ đồng, trong đó lãi vay ~2/3. Chi phí lãi vay phụ thuộc khế ước vay cũng khó giảm. Chỉ còn cách quản lý tốt để giảm bớt tiền vay. Thế nhưng nhu cầu điện tăng hàng năm đòi hỏi phải tiếp tục vay đầu tư lớn thì khó mà giảm chi phí lãi vay.

Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm ~6% doanh thu là mức bình thường đối với hoạt động doanh nghiệp. Nếu tiết kiệm 20% thì cũng tạo ra lợi nhuận thêm khoảng 4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giảm giá thành sản xuất bằng cách giảm nhân công cũng như giảm nhân công bán hàng và quản lý cũng sẽ dẫn đến một số lượng lớn lao động mất việc. Còn giữ nguyên lao động và giảm lương cũng không dễ.

Hiện tại giá trị tài sản cố định còn lại của EVN ~600 nghìn tỷ đồng (nguyên giá gần 1.200 nghìn tỷ đồng). Nhu cầu tăng sản lượng điện hàng năm ít nhất phải 5% mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng GDP. Vốn đầu tư hàng năm phải tương đương một nhà máy thuỷ điện Sơn La (~60 nghìn tỷ đồng). Khấu hao hàng năm ~75 nghìn tỷ đồng phải dành trả nợ gốc không còn đáng kể để tái đầu tư. Đây là bài toán khó nếu EVN thành công ty cổ phần.

Hiện công ty mẹ EVN 100% vốn NN nên chắc chắn cũng có những vấn đề quản trị không hiệu quả nhưng khi CPH sẽ chỉ khắc phục được phần nào nếu NN vẫn giữ cổ phần chi phối. Việc đầu tư ngoài ngành quá xa rồi và với lượng vốn rất nhỏ là thứ để người ngoài “trút giận” chứ không phải ảnh hưởng đáng kể gì đến hiệu quả EVN.

Vấn đề của EVN là NN đang bảo lãnh một lượng vốn vay rất lớn, vốn CSH hơn 200 nghìn tỷ đồng nhưng chẳng thu được mấy lợi nhuận hàng năm. Nếu CPH hoặc tư nhân hoá doanh nghiệp sẽ lãi nhiều hơn nhưng sẽ chẳng thể có giá điện bao cấp như bây giờ. Kinh tế thị trường nhưng NN chắc vẫn lo an ninh năng lượng nên cứ giữ cầu dao. Bao cấp cho điện thì NN phải tìm cách thu chỗ khác nhiều hơn chứ chẳng thể lấy ở đâu ra.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ngô Thái Bình Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

9 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại