menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Trung

Nhà ở xã hội cần thêm “vốn mồi”

Hóa ra nguyên chính khiến các dự án nhà ở xã hội bị đình trệ là do thiếu vốn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, ách tắc nguồn vốn chính là điểm nghẽn lớn nhất trong những năm qua, chậm bố trí nguồn vốn ngân sách làm vốn mồi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Theo kết quả tổng điều tra dân số mới đây, trong cơ cấu dân cư đô thị nước ta, người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp chiếm tỷ lệ lên đến khoảng 80% và có nhu cầu nhà ở rất lớn, nhất là loại nhà ở thương mại 1-2 phòng ngủ có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Trong khi đó, người nhập cư, công nhân, người lao động tự do có nhu cầu cao về nhà trọ, phòng trọ giá rẻ.

Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội toàn quốc trong giai đoạn 2011-2020 là khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh khoảng 134.000 căn, Hà Nội khoảng 110.000 căn, Bình Dương 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn... Mặc dù, thời gian qua, vấn đề nhà ở xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhưng đến nay, cả nước mới chỉ thực hiện được 248 dự án nhà ở xã hội, (với 5,175 triệu m2 sàn xây dựng) đạt 41,4% kế hoạch đã đề ra cho giai đoạn 2015-2020, tạo lập khoảng 100.000 hộ nhà ở xã hội cho người có thu nhập trung bình, thấp.

Bàn về nguyên nhân của vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, ách tắc nguồn vốn chính là điểm nghẽn lớn nhất trong những năm qua, chậm bố trí nguồn vốn ngân sách làm vốn mồi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Theo ông Châu, nguồn vốn mồi từ ngân sách Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng. Thời gian triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trước kia đã cho thấy, với 1 đồng từ ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất, thì NHTM huy động thêm được 33 đồng từ nguồn vốn xã hội nên rất hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay các NHTM có cho vay dự án nhà ở xã hội, nhưng chủ đầu tư và người mua nhà phần lớn vẫn phải vay với lãi suất thương mại nên người mua nhà gặp khó khăn trong việc trả nợ, trả lãi vay.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã nhận định nguyên nhân chính dẫn đến “việc phát triển nhà ở xã hội vẫn tiến triển rất chậm, nhiều khó khăn, ách tắc” là do nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các TCTD để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí.

Ngoài ra, báo cáo của các địa phương cho thấy, hiện nay có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công... Trong đó, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dự án “bất động” cũng là do việc không bố trí được vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ, đến năm 2020, có thể hoàn thành 20.000 căn. Nhưng trên thực tế, do nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa nên vẫn thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở rất lớn của người dân, nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh công nghiệp hóa cao. Điều này cần phải có lộ trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện đồng bộ.

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân tích cực tham gia phát triển các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, điển hình như các công ty Nam Long, Lê Thành, Đầu tư Thủ Thiêm, Thuận Kiều, Vạn Thái, Thiên Phát, Sài Gòn Res, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn... Đặc biệt, Công ty Lê Thành, Công ty Thiên Phát, đã đầu tư các dự án nhà ở xã hội 100% cho thuê, bằng nguồn vốn tư nhân. Hay như Công ty Nam Long hỗ trợ 2% lãi suất vay trong 2 năm cho người mua căn hộ trong dự án nhà ở xã hội.... Tuy nhiên, do các doanh nghiệp tư nhân phải tự bỏ vốn để làm các thủ tục về quyền sử dụng đất và thực hiện xây dựng dự án mà không có sự hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi nên kết quả bị hạn chế rất nhiều.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn này, vừa qua Chính phủ đã xem xét phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại, đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó dành một phần khoảng 1.260 tỷ đồng để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Nhưng do nguồn vốn này quá nhỏ so với nhu cầu, nên trên thực tế đa số các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội chưa được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Mới đây nhất, vào tháng 4/2020, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí 3.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, trong đó phân bổ 1.000 tỷ đồng tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đặc biệt là dành 2.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất, phân bổ cho 4 ngân hàng là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank. Với nguồn tái cấp vốn này, 4 NHTM có thể huy động được đến khoảng 60.000 tỷ đồng để hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội trong năm 2020 và những năm tiếp theo...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại