menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thị Liên

Những bí ẩn xung quanh 2 chiến hạm bốc cháy của Nga

Soái hạm Moskva bốc cháy trên Biển Đen vào ngày 13/4. Có một số báo cáo chưa được xác nhận rằng tàu khu trục Admiral Makarov của Nga cũng trúng tên lửa vào ngày 6/5.

Giới phân tích cho rằng còn nhiều câu hỏi xung quanh 2 con tàu này.

Trước hết, liệu 2 con tàu đều được trang bị hệ thống phòng không hiện đại có mất cảnh giác? Nếu có, việc này xảy ra như thế nào? Chưa có gợi ý từ bất kỳ nguồn nào cho thấy các thuỷ thủ Nga đã cố bắn hạ tên lửa Ukraine khi chúng lao về phía tàu, hoặc thậm chí các thuỷ thủ biết có tên lửa đang lao đến.

Thứ hai, có gì đặc biệt về các tên lửa của Ukraine khiến chúng không bị phát hiện?

Thứ ba, vì sao cả hai con tàu đều không đáp trả?

Thứ tư, Mỹ đóng vai trò gì trong cả hai vụ việc này?

Các tàu chiến của Nga được trang bị hệ thống phòng không hiện đại, cùng hệ thống radar và nhiều loại tên lửa đánh chặn. Tàu Moskva có 2 hệ thống: Osa-MA (SS-N-4) với tầm bắn ngắn, được thiết kế để chặn tên lửa chống hạm đang bay tới; hệ thống S-300F mới hơn, với tên lửa phòng không và tên lửa tầm xa hơn.

Tàu Makarov được trang bị hệ thống phòng không 3S90M BUK với tên lửa đánh chặn 9m317m. Tên lửa này có tầm hoạt động lên tới 130km. BUK là một hệ thống phòng không được đánh giá cao, với radar, ống phóng và tên lửa đánh chặn. Thời gian phản hồi từ lúc phát hiện mục tiêu là từ 10-15 giây.

Tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine là loại tên lửa hành trình cận âm, có thể bay với tốc độ khoảng 900km/h.

Với khoảng cách gần 97km từ bờ, tên lửa Neptune cần chưa đến 6 phút để trúng mục tiêu. Dù khó phát hiện tên lửa lướt trên biển nhưng Neptune không tàng hình. Vũ khí này được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm KH-35 của Nga.

Với tàu Makarov, với vị trí và nguy cơ dễ tổn thương như vậy, sẽ là hợp lý nếu cho rằng nó bị tấn công bằng tên lửa Neptune hoặc máy bay không người lái như loại Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Cả 2 tàu Makarov và Moskva đều có nhiều lớp phòng thủ, gồm tên lửa phòng không, pháo bắn nhanh và tên lửa đất đối không MANPAD, gồm cả phiên bản mới nhất là Verba (9K333).

Nếu phát hiện có mối nguy hiểm, tất cả những hệ thống này đều phải được đặt trong trạng thái báo động cao nhất.

Nhưng trong cả hai trường hợp, các thông tin đến nay cho thấy không tàu nào của Nga đáp trả. Vì thế, giới phân tích cho rằng có thể các radar và cảm biến của 2 tàu này đã không phát hiện được tên lửa lướt biển Neptune, hoặc có vấn đề gì đó đã xảy ra.

Vai trò của P-8A

Giới chức Ukraine nói rằng tàu Moskva bị hạ gục với sự giúp đỡ của Mỹ. Lầu Năm Góc phủ nhận, giống như việc phủ nhận đã hỗ trợ tin tình báo để Kiev tấn công các tướng lĩnh Nga.

Một thông tin chắc chắn là khi tàu Moskva bị tấn công, một chiếc máy bay giám sát và chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đang bay ở khu vực Biển Đen.

Những bí ẩn xung quanh 2 chiến hạm bốc cháy của Nga ảnh 2

Một chiếc P8 Poseidon của Hải quân Mỹ đang được tiếp nhiên liệu trên không vào tháng 10/2021 trên Đại Tây Dương. (Ảnh: Không quân Mỹ)

P-8A là sản phẩm do Boeing cải tiến để thay thế dòng máy bay giám sát chống ngầm P-3. Được biên chế cho Hải quân Mỹ từ năm 2013, P-8A dùng sonar để phát hiện tàu ngầm, có thể phóng ngư lôi và tên lửa chống hạm Harpoon.

Trong trường hợp tàu Moskva, không có bằng chứng để khẳng định P-8A đã phóng bất kỳ vũ khí nào. Điều này sẽ vượt qua ranh giới nhạy cảm và kéo Washington can dự trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine mà chưa được Quốc hội Mỹ chấp thuận.

Nhưng nếu có mặt ở đó, P-8A có thể đang thử nghiệm một công nghệ quan trọng.

P-8A có hệ thống đối kháng điện tử AN/ALR-55 do BAE chế tạo. Đây là hệ thống mới toanh, và nếu được gắn cho những chiếc P-8 hoạt động ở Biển Đen, chúng có thể mới được trang bị từ 1 năm hoặc vài tháng trước.

Thông tin về năng lực của ALR-55 vẫn được bảo mật, nhưng nó được thiết kế để gây nhiễu radar của đối phương, thậm chí giả mạo radar. Vì thế, về lý thuyết, có thể xảy ra khả năng chiếc P-8A của Hải quân Mỹ được kết nối theo thời gian thực hoặc cận thực với lực lượng vận hành tên lửa Neptune của Ukraine và vô hiệu hoá radar của các tàu Nga.

Có ít hoài nghi về việc P-8A đang phối hợp với Ukraine, có thể trực tiếp hoặc thông qua kết nối vệ tinh, qua các lực lượng NATO rồi với Ukraine.

Khả năng Hải quân Mỹ sử dụng công nghệ gây nhiễu radar của Nga là điều không thể chứng minh. Có một số khả năng khác xảy ra với các tàu Nga, bao gồm thiết bị điện tử kém, người vận hành kém, tín hiệu radar bị nhiễu vì nguyên nhân khác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
9 Yêu thích
14 Bình luận 15 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại