menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chính Đức

Những xu hướng định hình thương mại điện tử trong năm 2023

Theo các chuyên gia, có những thay đổi trong ngành thương mại điện tử và dưới đây là các xu hướng sẽ định hình lĩnh vực này trong năm 2023.

Cần tập trung vào giá trị khi suy thoái lộ diện

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia Martin Macmillan từ công ty dịch vụ tiếp thị YOUWE (Hà Lan) cho hay: "Thương mại điện tử năm 2023 sẽ diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị trên quy mô toàn cầu và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ảnh hưởng đến cả thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, chuỗi cung ứng và chi phí hoạt động kinh doanh. Sự do dự trong chi tiêu sẽ cần phải được khắc phục bằng trải nghiệm mua sắm đặc biệt, được hỗ trợ bởi dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến nơi nào có quy trình trả lại hàng dễ dàng, mô hình bán hàng đa kênh (ominchannel) kết hợp chặt chẽ với các cửa hàng truyền thống, cũng như khả năng nhận đơn đặt hàng của họ để tránh chi phí vận chuyển và giảm lượng khí thải carbon".

Ông Greg Zakowicz nhấn mạnh, từ công ty tư vấn tiếp thị thương mại điện tử Omnisend, nói: "Tôi kỳ vọng các thương hiệu thương mại điện tử sẽ chuyển sang chiến lược ưu tiên giá trị. Đầu tiên, các thương hiệu cần củng cố các điểm cạnh tranh khác biệt và các giá trị gia tăng của họ, chẳng hạn như chính sách vận chuyển và hoàn trả thân thiện, dịch vụ khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết, nhận xét của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm được xếp hạng hàng đầu. Thứ hai, họ sẽ cần thêm các kênh tiếp thị mà người tiêu dùng ưa thích, đặc biệt là tin nhắn điện thoại (SMS)".

Những xu hướng định hình thương mại điện tử trong năm 2023
Phát triển kinh tế bền vững cũng cần quan tâm đến xu hướng thương mại điện tử. Ảnh minh họa.

Thương mại điện tử bền vững

Ông Rob van den Heuvel, Giám đốc điều hành công ty phần mềm vận chuyển Sendcloud nhận định rằng: "Vào năm 2023, thương mại bền vững sẽ đánh bại thương mại nhanh! Thái độ đối với một cuộc sống bền vững hơn đã thay đổi đáng kể trong những năm qua, nhưng nó vẫn không được coi là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Chỉ 8% khách hàng sẽ hành động bằng cách hủy đơn đặt hàng nếu không có các mô hình giao hàng xanh. May mắn thay, việc ký kết "Thỏa thuận xanh châu Âu" đã buộc các công ty phải hành động và một vài công ty khác đầu tư vào các lựa chọn vận chuyển xanh và bao bì bền vững". Ông Heuvel kỳ vọng cả nhà vận chuyển và bên bán hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi bền vững của người tiêu dùng.

Tầm quan trọng của trải nghiệm thương hiệu

Theo ông Massimo Fattoretto, Giám đốc công ty tiếp thị thương mại điện tử Fattoretto Agency của Italy, xu hướng lớn nhất trong tiếp thị thương mại điện tử vào năm 2023, ngoài việc tăng chi phí quảng cáo, chắc chắn sẽ là nâng cao thương hiệu và hệ thống lấy thương hiệu làm trung tâm. Google sẽ tiếp tục cung cấp cho các công ty marketing ít dữ liệu hơn do các quy định về quyền riêng tư. Do đó, các thương hiệu thương mại điện tử sẽ cần đặt thương hiệu làm trọng tâm trong mọi hoạt động của họ để tạo ra trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ.

Tính minh bạch, xác thực và dễ tiếp cận đã có sẵn và sẽ tiếp tục phát triển. Sự hiện diện phổ biến của các video cá nhân trên các nền tảng xã hội như LinkedIn, Instagram, Youtube hoặc TikTok…đóng góp đáng kể vào việc tiếp thị.

Mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội

Bà Doone Roisin, người sáng lập Câu lạc bộ nữ nhân khởi nghiệp (Female Startup Club), cho hay: "Mua sắm trên các nền tảng truyền phát trực tiếp sẽ tiếp tục làm bùng nổ sự phát triển của các thương hiệu DTC (mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm đến khách hàng thông qua những cửa hàng chính hãng, website, fanpage, các trang thương mại điện tử mà không thông qua bất kỳ trung gian phân phối nào cả).

Chuyên gia Steve Hutt, từ công ty thương mại điện tử Fastlane, cho biết: "Bán hàng trực tiếp là một công cụ mạnh mẽ được thúc đẩy bởi mạng xã hội. Bạn có thể tiếp cận khách hàng của mình để đẩy nhanh quyết định mua hàng, tăng cường sự tham gia của người mua và nâng cao trải nghiệm sản phẩm với các kênh giới thiệu sản phẩm thực tế".

Trong khi đó, ông Carl Walker của công ty phát triển thương mại điện tử Fluidcommerce có trụ sở tại Manchester (Anh), nói: "Thương mại trực tiếp hứa hẹn tạo ra những con số doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn. Đây chắc chắn là một xu hướng cần theo dõi trong năm tới".

Bộ Tài chính: Vẫn còn thất thu lớn từ thuế thương mại điện tử

Bộ Tài chính cho biết, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đang tăng dần qua các năm, nhưng con số này vẫn còn "khiêm tốn" rất nhiều so với thực tế phát triển của hoạt động này.

Cụ thể, theo Bộ Tài chính, số thu từ hoạt động thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay đạt 5.588 tỷ đồng. Số thu này có xu hướng tăng trưởng qua các năm, tốc độ thu bình quân giai đoạn 2018-2021 đạt 130%. Đặc biệt tăng cao từ năm 2021, số thu năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020.


Bộ Tài chính cho biết, hiện đã có 37 nhà cung cấp nước ngoài trên khắp thế giới đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế, với số thuế đã kê khai, nộp thuế trên 3.100 tỷ đồng. Trong số đó, một số nhà cung cấp nước ngoài kê khai nộp thuế lớn như Meta (Facebook) nộp trên 1.700 tỷ đồng, Google nộp gần 1.000 tỷ đồng…

Ông Nguyễn Bằng Thắng, Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, để quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam, cơ quan thuế đã gián tiếp thông qua các đại sứ quán nơi có các nhà cung cấp nước ngoài hiện diện, cũng như các tổ chức tư vấn kiểm toán lớn (Big Four) để thông qua đó vận động, tuyên truyền. Trong quá trình triển khai, các nhà cung cấp nước ngoài đã rất tích cực và chủ động phối hợp với cơ quan thuế trong việc tìm hiểu chính sách, thực hiện kê khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.

Bên cạnh việc quản lý thu thuế của các nhà cung cấp nước ngoại tại Việt Nam thì quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp dịch vụ số cũng được Tổng cục Thuế đẩy mạnh. Theo đó, số thu tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỷ đồng, 8 tháng năm 2022 tăng cao với 520,7 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với số thu năm 2021.

Cần nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, đầu tháng 10 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 889/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Trúc Chi (theo TTXVN, Vietnamplus, Bnews)
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại