menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Nam Trung

Phương Tây cảnh báo mối đe dọa gián điệp gia tăng

Cơ quan Tình báo và An ninh Đan Mạch (DSIS) ngày 13/1 đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa gián điệp gia tăng từ Nga, Trung Quốc, Iran và những nước khác, bao gồm cả ở khu vực Bắc Cực, nơi các cường quốc toàn cầu đang tranh giành các nguồn tài nguyên và các tuyến đường biển.

Theo DSIS, với vai trò toàn cầu ngày càng tích cực của mình, Đan Mạch đã trở thành mục tiêu hấp dẫn của các cơ quan tình báo nước ngoài.

Ông Anders Henriksen, Trưởng bộ phận phản gián của DSIS, cho biết trong một báo cáo: "Mối đe dọa từ các hoạt động tình báo nước ngoài nhằm vào Đan Mạch, Greenland và quần đảo Faroe đã gia tăng trong những năm gần đây. Greenland và quần đảo Faroe là các lãnh thổ có chủ quyền thuộc Vương quốc Đan Mạch và cũng là thành viên của diễn đàn Hội đồng Bắc Cực”. Copenhagen đã xử lý thành công hầu hết các vấn đề an ninh và can thiệp nước ngoài. Báo cáo trích dẫn một sự cố năm 2019 về một bức thư giả mạo ngoại trưởng Greenland gửi cho một thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập sắp diễn ra.

Báo cáo nhận định: "Rất có thể bức thư đã bị các đặc tình Nga bịa đặt và chia sẻ trên Internet. Họ muốn tạo ra sự hoang mang và có thể gây ra xung đột giữa Đan Mạch, Mỹ và Greenland".Trong một bức thư điện tử gửi hãng tin Reuters, Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến bức thư giả mạo này. Ông đã liên hệ đến các cáo buộc nghiêm trọng hơn chống lại Nga với một vụ bê bối gián điệp, trong đó Mỹ được cho là đã sử dụng quan hệ đối tác với đơn vị tình báo nước ngoài của Đan Mạch để do thám các quan chức cấp cao của các nước láng giềng, bao gồm cả cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông Barbin cho biết các cáo buộc này "chỉ nên được coi là một hoạt động nhằm che đậy vụ bê bối liên quan đến việc nhà chức trách Đan Mạch đã cung cấp cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) quyền truy cập vào các đường cáp thông tin chạy qua lãnh thổ Đan Mạch".

Bắc Cực ngày càng có tầm quan trọng về địa chính trị, ở đó Nga, Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh để tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tuyến đường biển, khu vực nghiên cứu và quân sự chiến lược. Báo cáo của DSIS cũng cho biết các cơ quan tình báo nước ngoài - bao gồm từ Trung Quốc, Nga và Iran - đang cố gắng tiếp cận các sinh viên, nhà nghiên cứu và các công ty để khai thác thông tin về công nghệ và các công trình nghiên cứu của Đan Mạch.Tháng 11 năm ngoái, hãng tin Reuters đã phát hiện ra rằng một giáo sư Trung Quốc tại Đại học Copenhagen đã tiến hành nghiên cứu gen với quân đội Trung Quốc mà không tiết lộ mối liên hệ. Báo cáo của DSIS kết luận: “Đan Mạch- thành viên của NATO, có vai trò quốc tế tích cực, xã hội cởi mở và trình độ kiến thức công nghệ cao- tất cả điều này đã góp phần làm cho Đan Mạch 'trở thành mục tiêu hấp dẫn của các hoạt động tình báo nước ngoài'.

Trong khi đó, theo hãng tin AP và AFP, Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) đã cảnh báo các nhà lập pháp nước này rằng một luật sư ở London đang cố gắng can thiệp một cách bí mật vào chính trị của Vương quốc Anh thay mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle hôm 13/1 đã gửi cho các nhà lập pháp một lời cảnh báo từ cơ quan phản gián MI5 cáo buộc rằng nữ luật sư Christine Lee đang làm việc cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của đảng cầm quyền Trung Quốc.

Theo MI5, bà Lee đã tạo điều kiện quyên góp cho các đảng chính trị và các nhà lập pháp của Anh "thay mặt cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài”. Các thành viên Quốc hội đã được yêu cầu khai báo nguồn quyên góp mà họ đã nhận được, nguồn này phải từ các cử tri hoặc tổ chức đã đăng ký ở Vương quốc Anh.Ông Barry Gardiner, một nhà lập pháp của Công Đảng đối lập trung tả, đã nhận được hơn 500.000 bảng Anh (685.000 USD) từ bà Lee kể từ năm 2015 đến năm 2020, chủ yếu là chi phí cho hoạt động văn phòng.

Ông Gardiner nói với hãng tin Sky News rằng ông đã không được hưởng lợi về mặt tài chính từ mối quan hệ của mình với bà Lee và chỉ mới biết hôm 13/1 về việc bà Lee đang cố gắng gây ảnh hưởng chính trị ở Anh. Ông Gardiner nói: “Tôi đã rất thận trọng vì tôi biết bà ấy là luật sư làm việc cho một số doanh nghiệp Trung Quốc ở Vương quốc Anh trong một thời gian dài, và vì lý do đó tôi đã nói chuyện cởi mở và thẳng thắn với các cơ quan an ninh Anh trong những năm qua về mối quan hệ tiếp xúc của tôi với bà ấy”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại