menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Gia Trang

Tăng chế tài xử lý để lấy lại niềm tin thị trường

Cuối cùng thì thị trường chứng khoán cũng tích cực trở lại sau những thông tin thiếu tích cực như mua chui, bán chui và bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm.

Tâm lý nhà đầu tư cũng giảm bớt bức xúc và lạc quan hơn. Tuy nhiên, để thị trường thực sự minh bạch, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vẫn cần mạnh tay hơn nữa.

Thị trường có dấu hiệu tích cực hơn

Câu chuyện mua chui, bán chui của đại gia Trịnh Văn Quyết và bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh dù vẫn râm ran trên các diễn đàn, room chứng khoán nhưng đã giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Sau liên tiếp những phiên đỏ sàn, nhiều nhóm cổ phiếu đã có những phục hồi nhất định trong sáng 13/1. Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn giảm sàn la liệt, nhưng nhóm ngân hàng lại là lực đỡ kéo VN-Index đi lên. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,36 điểm (-0,02%) xuống 1.510,15 điểm. Toàn sàn có 164 mã tăng, 288 mã giảm và 45 mã đứng giá. HNX-Index giảm 6,9 điểm (-1,46%) xuống 466,74 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 167 mã giảm và 32 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,72 điểm (-0,63%) xuống 113,47 điểm. Thanh khoản thị trường giảm với tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.807 tỷ đồng, giảm 22%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 16,8% xuống còn 19.230 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên 160 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định thị trường, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Agriseco cho rằng, trái với diễn biến của nhóm bất động sản, các cổ phiếu ngành ngân hàng sau một thời gian dài đi ngang đã quay đầu tăng trở lại, nhiều mã ngân hàng trong rổ VN30 đã đạt trần như STB, BID, TPB. Ngoài nhóm ngành ngân hàng, nhóm ngành dầu khí cũng chứng kiến tín hiệu tăng giá tích cực nhờ hậu thuẫn từ giá dầu thế giới.

Việc VN-Index sau khi chạm vùng hỗ trợ ngắn hạn đã bật tăng trở lại, cùng với sự trở lại của nhóm cổ phiếu trụ cột, Agriseco kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục duy trì sự phục hồi đến hết tuần này. Khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những mức hỗ trợ của thị trường để gia tăng tỷ trọng danh mục với những mã cổ phiếu tiềm năng, hạn chế "bắt đáy" một số mã cổ phiếu đầu cơ trong thời điểm này.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thận trọng hơn với nhận định chưa đủ cơ sở để nhận định nhịp tăng của thị trường sẽ trở lại và cần quan sát thêm. Nguyên nhân của sự thận trọng này được các chuyên gia Rồng Việt đánh giá là dù thị trường vẫn trong nhịp hồi phục nhưng với diễn biến của một phiên và tín hiệu suy yếu gần đây có thể vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường.

Theo một số nhà đầu tư, quyết định xử phạt phong tỏa các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết và hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn Quyết là khá kịp thời và mạnh tay để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

“Đây không phải là lần đầu tiên FLC và cá nhân ông Trịnh Văn Quyết vi phạm quy định công bố thông tin. Tuy nhiên, mức xử phạt với các vi phạm trước đây là rất thấp so với tổng giá trị chứng khoán bán mà không thực hiện đăng ký. Vì thế, các quyết định lần này theo tôi là đủ mạnh để lấy lại niềm tin thị trường và ngăn chặn các hành vi vi phạm”- ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, theo CEO Công ty Take Profit Phan Linh, việc một cá nhân và DN làm sai các quy định trên sàn chứng khoán như FLC không phải là lần đầu. Vào năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết đã từng "đánh úp" nhà đầu tư khi thông báo mua vào 37 triệu cổ phiếu FLC nhưng sau đó lại bán ra 57 triệu cổ phiếu FLC khiến các nhà đầu tư nắm cổ phiếu FLC thiệt hại rất nặng. Thế nhưng, sau đó, ông Quyết chỉ bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt hành chính... 65 triệu đồng là quá nhẹ. Vì vậy, quyết định thu hồi giao dịch và phong tỏa tài khoản chứng khoán lần này là khá mạnh tay và có tính răn đe.

Quốc tế phạt nặng, Việt Nam cần tăng cấp độ xử lý

Về mức xử phạt, hiện, Luật Chứng khoán mới đã nâng mức xử phạt cao hơn trước rất nhiều lần. Nhưng cơ quan quản lý là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán vẫn cần phải mạnh tay hơn nữa.

Ông Phan Linh dẫn ví dụ tại Mỹ, các vi phạm tương tự bị xử phạt rất nặng. Đơn cử, tỷ phú giàu có nhất hành tinh Elon Musk từng nhiều lần bị Sở Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) xử phạt về một số vấn đề liên quan tới hành vi làm nhiễu loạn thị trường chứng khoán. Tháng 8/2018, thông qua một tuyên bố trên Twitter, Elon Musk đã đưa ra tuyên bố gây choáng rằng đang cân nhắc biến Tesla Inc. thành công ty tư nhân để xóa bỏ áp lực đang chịu cảnh thua lỗ. Thông tin này thực sự gây sốc đối với các nhà đầu tư và khiến cổ phiếu Tesla tăng vọt tới 13%. Động thái này đến cùng trong thời điểm xuất hiện thông tin quỹ đầu tư nhà nước của Ả rập Saudi có gần 5% cổ phần trị giá 2 tỷ USD tại Tesla.

Theo ước tính của S3 Partners, dòng tweet của Musk đã khiến những người bán khống cổ phiếu Tesla chịu lỗ khoảng 1,27 tỷ USD. Với hành vi này, SEC đề nghị tòa án cấm Musk giữ vai trò CEO hay thành viên hội đồng quản trị của bất kỳ công ty đại chúng nào ở Mỹ, không thể ở tái tranh cử vị trí này trong vòng 3 năm tới. Bên cạnh đó, Tesla đồng ý trả 20 triệu USD để dàn xếp cáo buộc rằng công ty đã không kiểm soát một cách thỏa đáng các dòng tweet của ông Musk. Tesla còn phải cam kết rằng kể từ bây giờ các phát ngôn của Musk sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ, được luật sư kiểm duyệt trước khi đăng tải lên mạng xã hội.

Về dài hạn, để hạn chế tối đa các hành động vi phạm, trong đó có mua chui, bán chui trên thị trường chứng khoán, Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán kiến thiết Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, để hạn chế các trường hợp vi phạm trong tương lai cơ quan quản lý cần tăng chế tài xử phạt, có thể áp dụng mức phạt 10 - 20% tổng giá trị giao dịch vi phạm hoặc 20 - 30% tổng số tiền thu lợi bất chính (lợi nhuận) từ hành vi vi phạm,. Với chế tài phạt nặng, chắc chắn sẽ tăng tính răn đe, đủ để hạn chế các trường hợp vi phạm như trường hợp này.

Với việc huỷ kết quả giao dịch vi phạm trong trường hợp này về kỹ thuật là khả thi và thuận tình với đa số nhà đầu tư. Điều này sẽ lấy lại niềm tin cho thị trường, tăng tính minh bạch cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư ngoại. Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Đỗ Bảo Ngọc
Liên quan đến nghiệp vụ để trả lại tiền cho nhà đầu tư, với cơ sở hạ tầng chứng khoán hiện nay, tôi tin sẽ thực hiện tốt. Tuy nhiên, cũng sẽ mất thời gian. Và việc này cũng sẽ mất khá nhiều nguồn lực. Đây cũng là bài học cho các cá nhân, DN đang có ý định manh nha các hành động thiếu minh bạch sẽ phải suy nghĩ lại. CEO Công ty Take Profit Phan Linh

Tâm lý nhà đầu tư cũng giảm bớt bức xúc và lạc quan hơn. Tuy nhiên, để thị trường thực sự minh bạch, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vẫn cần mạnh tay hơn nữa.

Thị trường có dấu hiệu tích cực hơn

Câu chuyện mua chui, bán chui của đại gia Trịnh Văn Quyết và bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh dù vẫn râm ran trên các diễn đàn, room chứng khoán nhưng đã giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Sau liên tiếp những phiên đỏ sàn, nhiều nhóm cổ phiếu đã có những phục hồi nhất định trong sáng 13/1. Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn giảm sàn la liệt, nhưng nhóm ngân hàng lại là lực đỡ kéo VN-Index đi lên. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,36 điểm (-0,02%) xuống 1.510,15 điểm. Toàn sàn có 164 mã tăng, 288 mã giảm và 45 mã đứng giá. HNX-Index giảm 6,9 điểm (-1,46%) xuống 466,74 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 167 mã giảm và 32 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,72 điểm (-0,63%) xuống 113,47 điểm. Thanh khoản thị trường giảm với tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.807 tỷ đồng, giảm 22%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 16,8% xuống còn 19.230 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên 160 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định thị trường, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Agriseco cho rằng, trái với diễn biến của nhóm bất động sản, các cổ phiếu ngành ngân hàng sau một thời gian dài đi ngang đã quay đầu tăng trở lại, nhiều mã ngân hàng trong rổ VN30 đã đạt trần như STB, BID, TPB. Ngoài nhóm ngành ngân hàng, nhóm ngành dầu khí cũng chứng kiến tín hiệu tăng giá tích cực nhờ hậu thuẫn từ giá dầu thế giới.

Việc VN-Index sau khi chạm vùng hỗ trợ ngắn hạn đã bật tăng trở lại, cùng với sự trở lại của nhóm cổ phiếu trụ cột, Agriseco kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục duy trì sự phục hồi đến hết tuần này. Khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những mức hỗ trợ của thị trường để gia tăng tỷ trọng danh mục với những mã cổ phiếu tiềm năng, hạn chế "bắt đáy" một số mã cổ phiếu đầu cơ trong thời điểm này.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thận trọng hơn với nhận định chưa đủ cơ sở để nhận định nhịp tăng của thị trường sẽ trở lại và cần quan sát thêm. Nguyên nhân của sự thận trọng này được các chuyên gia Rồng Việt đánh giá là dù thị trường vẫn trong nhịp hồi phục nhưng với diễn biến của một phiên và tín hiệu suy yếu gần đây có thể vẫn còn ảnh hưởng đến thị trường.

Theo một số nhà đầu tư, quyết định xử phạt phong tỏa các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết và hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn Quyết là khá kịp thời và mạnh tay để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

“Đây không phải là lần đầu tiên FLC và cá nhân ông Trịnh Văn Quyết vi phạm quy định công bố thông tin. Tuy nhiên, mức xử phạt với các vi phạm trước đây là rất thấp so với tổng giá trị chứng khoán bán mà không thực hiện đăng ký. Vì thế, các quyết định lần này theo tôi là đủ mạnh để lấy lại niềm tin thị trường và ngăn chặn các hành vi vi phạm”- ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, theo CEO Công ty Take Profit Phan Linh, việc một cá nhân và DN làm sai các quy định trên sàn chứng khoán như FLC không phải là lần đầu. Vào năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết đã từng "đánh úp" nhà đầu tư khi thông báo mua vào 37 triệu cổ phiếu FLC nhưng sau đó lại bán ra 57 triệu cổ phiếu FLC khiến các nhà đầu tư nắm cổ phiếu FLC thiệt hại rất nặng. Thế nhưng, sau đó, ông Quyết chỉ bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt hành chính... 65 triệu đồng là quá nhẹ. Vì vậy, quyết định thu hồi giao dịch và phong tỏa tài khoản chứng khoán lần này là khá mạnh tay và có tính răn đe.

Quốc tế phạt nặng, Việt Nam cần tăng cấp độ xử lý

Về mức xử phạt, hiện, Luật Chứng khoán mới đã nâng mức xử phạt cao hơn trước rất nhiều lần. Nhưng cơ quan quản lý là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán vẫn cần phải mạnh tay hơn nữa.

Ông Phan Linh dẫn ví dụ tại Mỹ, các vi phạm tương tự bị xử phạt rất nặng. Đơn cử, tỷ phú giàu có nhất hành tinh Elon Musk từng nhiều lần bị Sở Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) xử phạt về một số vấn đề liên quan tới hành vi làm nhiễu loạn thị trường chứng khoán. Tháng 8/2018, thông qua một tuyên bố trên Twitter, Elon Musk đã đưa ra tuyên bố gây choáng rằng đang cân nhắc biến Tesla Inc. thành công ty tư nhân để xóa bỏ áp lực đang chịu cảnh thua lỗ. Thông tin này thực sự gây sốc đối với các nhà đầu tư và khiến cổ phiếu Tesla tăng vọt tới 13%. Động thái này đến cùng trong thời điểm xuất hiện thông tin quỹ đầu tư nhà nước của Ả rập Saudi có gần 5% cổ phần trị giá 2 tỷ USD tại Tesla.

Theo ước tính của S3 Partners, dòng tweet của Musk đã khiến những người bán khống cổ phiếu Tesla chịu lỗ khoảng 1,27 tỷ USD. Với hành vi này, SEC đề nghị tòa án cấm Musk giữ vai trò CEO hay thành viên hội đồng quản trị của bất kỳ công ty đại chúng nào ở Mỹ, không thể ở tái tranh cử vị trí này trong vòng 3 năm tới. Bên cạnh đó, Tesla đồng ý trả 20 triệu USD để dàn xếp cáo buộc rằng công ty đã không kiểm soát một cách thỏa đáng các dòng tweet của ông Musk. Tesla còn phải cam kết rằng kể từ bây giờ các phát ngôn của Musk sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ, được luật sư kiểm duyệt trước khi đăng tải lên mạng xã hội.

Về dài hạn, để hạn chế tối đa các hành động vi phạm, trong đó có mua chui, bán chui trên thị trường chứng khoán, Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán kiến thiết Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, để hạn chế các trường hợp vi phạm trong tương lai cơ quan quản lý cần tăng chế tài xử phạt, có thể áp dụng mức phạt 10 - 20% tổng giá trị giao dịch vi phạm hoặc 20 - 30% tổng số tiền thu lợi bất chính (lợi nhuận) từ hành vi vi phạm,. Với chế tài phạt nặng, chắc chắn sẽ tăng tính răn đe, đủ để hạn chế các trường hợp vi phạm như trường hợp này.

Với việc huỷ kết quả giao dịch vi phạm trong trường hợp này về kỹ thuật là khả thi và thuận tình với đa số nhà đầu tư. Điều này sẽ lấy lại niềm tin cho thị trường, tăng tính minh bạch cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư ngoại.Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Đỗ Bảo Ngọc
Liên quan đến nghiệp vụ để trả lại tiền cho nhà đầu tư, với cơ sở hạ tầng chứng khoán hiện nay, tôi tin sẽ thực hiện tốt. Tuy nhiên, cũng sẽ mất thời gian. Và việc này cũng sẽ mất khá nhiều nguồn lực. Đây cũng là bài học cho các cá nhân, DN đang có ý định manh nha các hành động thiếu minh bạch sẽ phải suy nghĩ lại. CEO Công ty Take Profit Phan Linh
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
11 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại