menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hedge Academy Pro

Thế nào là quản trị rủi ro?

Bài viết này sẽ nhìn nhận theo quan điểm tương tự Basel II về rủi ro.

Đầu tiên nên hiểu kỹ như thế nào là rủi ro. Rủi ro là những gì chúng ta hay cụ thể hơn là các Bank, Insurance Company... không lường trước được. Việc này đưa ra thách thức cho các tổ chức. Đã không lường trước được thì việc dự đoán mang tính chất cực kỳ mơ hồ. Khác với Investment Management, Risk Management ít quan tâm hơn về lợi nhuận mà quan tâm hơn về khái niệm lợi nhuận tương ứng với rủi ro (Return-Adjusted Risk) và khái niệm Rủi ro không lường trước (Potential Loss). Đây là điểm chính yếu khác nhau trong định hướng dạy của 2 chương trình CFA và FRM.

CFA dạy các môn hướng tới khả năng pricing được tài sản và tìm ra intrinsic value của tài sản, sau đấy quản trị danh mục tài sản trong đó có quản trị rủi ro.

FRM hướng tới tìm "potential loss" (rủi ro tiềm tàng) của tài sản sau đó dự phòng phần loss này. Thế nên không như nhiều bạn nghĩ thì mô hình rủi ro không hướng tới xác định return mà hướng tới xác định "volatility (mức độ biến động)". Tất nhiên sẽ có nhiều nét tương đồng giữa FRM và CFA trong các môn học nhưng cách dạy lại hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy nên nhìn nhận bộ phận Risk Management trong bank là một bộ phân không tăng thêm thu nhập, chỉ tăng thêm chi phí nhưng không thể thiếu được bởi vì xác định được potential loss quả thực không đơn giản. Cách phân chia potential loss cũng không đơn giản và đưa ra rất nhiều quy định để xác định.

Nói tới đây chúng ta phải xác định một chút là những loại rủi ro khác nhau có tính chất cực kỳ khác nhau trong cách vận hành cũng như dự phòng. Mình lấy ví dụ: Với rủi ro tín dụng, bank chịu nhiều rủi ro tín dụng hơn sẽ có thêm nhiều lợi nhuận hơn. Ví dụ cho vay với danh mục rủi ro cao hơn đòi hỏi lãi suất cao hơn. Nhưng với rủi ro hoạt động không có khái niệm high risk - high return mà chỉ có high risk - high loss vì bản thân rủi ro hoạt động không đem thêm lợi nhuận chỉ là bad risk, và bị mitigate hoặc transfer không có phải là good risk (desirable risk). 2 rủi ro này đưa ra đòi hỏi dự phòng một phần "potential loss" dựa trên vốn hoặc mức lợi nhuận tuỳ bản chất rủi ro. Tức là dùng lợi nhuận và vốn để "absorb" potential loss. Cái này mình sẽ có bài viết về bản chất rủi ro sau. Các rủi ro cơ bản trong bank bao gồm hoạt động - tín dụng - thị trường đều xác định rủi ro theo nguyên lý này. Tuy nhiên có những loại rủi ro lại không thể absorb được theo nguyên lý này. Ví dụ rủi ro thanh khoản (liquidity risk). Đây cũng là nguyên nhân trong TT13-NHNN tại sao khi xác định vốn dự phòng theo rủi ro trọng yếu lại không bao gồm rủi ro thanh khoản. Bởi rủi ro thanh khoản không thể xác định bằng cách dự phòng vốn, và cũng không xác định dựa trên mất mát về vốn để có chi phí tái cấp vốn như các rủi ro cơ bản. Mà trong đó Liquidity Risk phải dự phòng bằng cách dự phòng bằng tài sản, xác định lượng buffer tài sản thanh khoản để dự phòng.

Đó bạn thấy không về cơ bản nữa thì bộ phận này không tạo ra tiền gì cả chỉ có mất thêm tiền nhưng nó ngăn chặn sự hoảng loạn dù ngàn năm có 1 giống kiểu Covid-19. Hãy thử tưởng tượng bạn không có một kế hoạch dự phòng trong Covid khác tới rút tiền mua hàng tích trữ như đợt đầu dịch chẳng hạn hay như bank Hy Lạp phải đóng cửa nhiều ngày chẳng hạn. Nên việc xác định risk lại vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà các tổ chức quản lý tài sản lớn như Bank bị ràng buộc hết Basel I, II tới Basel III; mục tiêu không phải là absorb loss nữa mà là ngăn rủi ro thông qua ràng buộc vào bank thêm các quy định về vốn để ngăn nó phát triển quá nóng.

Nói vậy để thấy là khi investment management phát triển tới đâu tài sản đa dạng như thế nào thì về mặt quản trị của nó cũng phát triển tương tự. Vậy đó. Nên các bạn vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Chúc may mắn!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hedge Academy Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại