menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hướng

Thị trường bán lẻ: Sẽ biến động mạnh

Thị trường bán lẻ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát sẽ có nhiều thay đổi. Đó là nhận định của Công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Việt Nam) - đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản chuyên nghiệp - đưa ra trong báo cáo mớ

Theo quan sát của JLL, lượng khách hàng tại nhiều trung tâm bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh đã giảm 80% trong tháng 2, 3 so với cùng kỳ năm 2019. Một vài thương hiệu quốc tế đã hoãn kế hoạch ra mắt trong năm nay tại Việt Nam, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh do ảnh hưởng của đại dịch. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch khai trương gần 280.000 m2 diện tích sàn xây dựng (GFA) không gian bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh và 180.000 m2 GFA ở Hà Nội vào năm 2020, bổ sung vào 2,3 triệu m2 GFA nguồn cung hiện tại.

Ở Hà Nội, để hỗ trợ người thuê mặt bằng trong đợt bùng phát dịch Covid-19, nhiều chủ nhà đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ tạm thời. Một số lựa chọn hỗ trợ trực tiếp dưới dạng giảm 10 - 50% tiền thuê, độ chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một số chủ nhà chọn cách hỗ trợ gián tiếp như tung ra gói khuyến mãi và quảng cáo để thu hút khách hàng.

Theo bà Trang Bùi - Trưởng phòng Thị trường tại JLL Việt Nam, thương mại điện tử sẽ không lấy mất “phần bánh” của bán lẻ truyền thống, mà sẽ là điểm cộng thêm cho nhà bán lẻ biết nắm bắt. “Theo nghiên cứu của JLL, cả nhà bán lẻ và nhà phát triển trung tâm thương mại cần tập trung hơn vào việc phát triển nền tảng mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt”- bà Trang Bùi nói.

Sự sụt giảm của lượng khách du lịch quốc tế tác động mạnh đến thị trường bán lẻ xa xỉ. Chi tiêu bán lẻ trong nước có thể bị giảm tạm thời do người tiêu dùng không muốn ra khỏi nhà. Các mặt hàng không thiết yếu và dịch vụ giải trí bị ảnh hưởng nặng nề hơn mặt hàng thiết yếu có xu hướng tích trữ khi có dịch.

Mặt thanh khoản trong ngành bán lẻ cũng là một vấn đề lớn, có nghĩa là nhà kinh doanh có bao nhiêu tiền mặt trong ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh của họ. Nhóm gặp khó khăn nhất có lẽ sẽ là các cửa hàng vừa và nhỏ, sở hữu và vận hành bởi các hộ gia đình. Thanh khoản trung bình của các cửa hàng này là một vài tuần chứ không phải 6 tháng như đối với công ty lớn.

Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ dòng tiền rất quan trọng, đặc biệt đối với những nhà khai thác có tỷ suất lợi nhuận mỏng. JLL khuyên những nhà bán lẻ có thể tìm đến khoản cứu trợ tạm thời từ chủ nhà.

Nếu tình hình dịch bệnh ổn định vào giữa năm, mùa mua sắm cuối năm vào quý IV sẽ giúp giảm bớt tác động tài chính của dịch bệnh vào đầu năm. Tuy nhiên, doanh số bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán đã bị ảnh hưởng và nhiều tháng không hoạt động có thể sẽ tạo ra lỗ hổng tài chính không thể phục hồi.

Các nhà bán lẻ có cơ sở hạ tầng để thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến đang có lợi thế khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến. Sau khi tình hình ổn định, JLL dự đoán, các nhà bán lẻ sẽ tập trung phát triển mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt và bền vững.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại