menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Thị trường khách sạn Hà Nội đang hồi phục

Dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát cùng với việc nới lỏng hạn chế đi lại đã giúp thị trường khách sạn Hà Nội hồi phục tích cực trong quý IV/2021.

Do giãn cách xã hội được nới lỏng từ tháng 10/2021, công suất cho thuê phòng khách sạn Hà Nội đã đạt 27% trong quý IV/2021, tăng 10% so với quý III. Phân khúc khách sạn 5 sao có công suất cao nhất với 31%, khách sạn 4 sao đạt 24% và khách sạn 3 sao đạt 18%.

Theo số liệu của Savills Việt Nam, mặc dù công suất thuê vẫn giảm 6% theo năm, công suất trung bình trong năm 2021 chỉ đạt 23%, nhưng hoạt động của thị trường khách sạn đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt theo quý.

Bên cạnh công suất thuê, giá thuê trung bình trong quý IV/2021 cũng ghi nhận dấu hiệu tích cực khi đạt khoảng 1,8 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 6% theo quý và 12% theo năm.

Doanh thu phòng trung bình năm 2021 cao nhất cho phân khúc khách sạn 5 sao, đạt 580 đồng/phòng/đêm với nguồn cầu ổn định từ khách doanh nhân và khách ở dài hạn.

Trước đó, thị trường khách sạn đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Tổng nguồn cung phòng đạt 10.120 phòng đến từ 17 khách sạn 5 sao, 17 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao, ổn định theo quý và tăng 1% theo năm. Khách sạn 5 sao tiếp tục dẫn đầu với 54% tổng nguồn cung. Khoảng 31% tổng nguồn cung đượcdùng làm cơ sở cách ly, bao gồm bốn khách sạn 5 sao, bảy khách sạn 4 sao và năm khách sạn 3 sao.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2021, sáu khách sạn 3 sao với 378 phòng đã phải đóng cửa do dịch Covid-19 hoặc để cải tạo. Các khách sạn 3 sao dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn do quy mô nhỏ hơn và nguồn cầu suy giảm.

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, việc dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát cùng với lỏng hạn chế đi lại đã khiến các khách sạn tại Hà Nội cải thiện công suất trong quý IV.

Hiện tại, Việt Nam đang theo đuổi chiến lược “sống chung với Covid” với gần 90% dân số trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi. Các dịch vụ đang dần được mở lại và các chuyến bay nội địa đã được nối lại.

Các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện 1.311 chuyến bay vào tháng Chín và 8.358 chuyến bay vào tháng Mười Hai, tăng 538%. Việt Nam đặt mục tiêu 60 triệu lượt khách nội địa vào năm 2022, tăng 50% theo năm. Điều này cho thấy niềm tin của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vào du lịch nội địa.

Với các lệnh cấm di chuyển quốc tế nghiêm ngặt, những lựa chọn du lịch trong nước thường được ưa chuộng. Trong quý vừa qua, lượng khách du lịch Hà Nội tăng mạnh từ mức 5.000 lượt trong tháng Mười lên mức 400.000 lượt vào tháng Mười Hai.

Trong năm 2021 đã có hơn 1,9 triệu khách lưu trú nội địa so với chỉ 176.000 khách lưu trú quốc tế ở Hà Nội. Thành phố cũng đang đề xuất quy hoạch một sân bay thứ hai ở phía Đông Nam để hỗ trợ sân bay quốc tế Nội Bài.

Bên cạnh đó, từ quý IV/2021, Việt Nam đã có những chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến TP.HCM, Đà Nẵng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ninh và Bình Định. Việt Nam đang dần mở lại các chuyến bay quốc tế từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và đã chấp nhận hộ chiếu vaccine từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Cục thống kê Hà Nội, vào quý IV/2021, có 46.000 lượt khách lưu trú quốc tế và 36.000 lượt khách lưu trú nội địa. Việt Nam đặt mục tiêu có năm triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022. Nếu các chương trình thí điểm thành công, đại hội thể thao Đông Nam Á SEA Games 2022 có thể giúp lượng du khách quốc tế tăng mạnh mẽ.

Việc ưu tiên khách du lịch từ châu Á có thể sẽ đem lại lợi ích cho ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2021, hầu hết khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là khách châu Á (132.800), theo sau là châu Âu (16.000). Du khách từ các nước châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc và Hàn Quốc là nguồn du khách quốc tế chính.

Chương trình tiêm chủng nhanh chóng là một bước đệm tích cực để chàođón du khách nước ngoài trở lại. Tuy nhiên, ông Matthew cho rằng, du khách nội địa sẽ tiếp tục thúc đẩy ngành khách sạn tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Trong năm 2021, khách du lịch tại Hà Nội đạt 4 triệu người, hầu hết là khách nội địa.

Về triển vọng thị trường khách sạn, số liệu của Savills cho thấy, từ 2022 – 2023, 13 dự án với 2.900 phòng được dự kiến sẽ đưa vào hoạt động. Tám dự án với khoảng 2.300 phòng thuộc phân khúc khách sạn 5 sao. Khu vực nội thành dẫn đầu nguồn cung trong tương lai với 54%. Các thương hiệu lớn dự kiến sẽ tham gia thị trường bao gồm Accor, Four Seasons, Lotte, Dusit và Wink. Từ 2023 trở đi, 50 dự án sẽ được đưa vào hoạt động.

Theo ông Matthew, Việt Nam đã có một chiến dịch tiêm chủng thành công và có các chương trình để phục hồi du lịch quốc tế cũng như ngành khách sạn. Tuy nhiên, triển vọng ngành còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược của Chính phủ và sự xuất hiện của các biến chủng Covid -19 mới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại