menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Thủ tướng Sri Lanka: Nền kinh tế đang “sụp đổ hoàn toàn”

Thủ tướng Sri Lanka thừa nhận nền kinh tế Sri Lanka đang sụp đổ hoàn toàn, đồng thời cho rằng gói cứu trợ của IMF là lựa chọn duy nhất để ngăn chặn thảm họa kinh tế.

Người dân Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng lạm phát 2 con số, liên tục mất điện và thiếu trầm trọng thực phẩm, thuốc men. Gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là lựa chọn duy nhất để ngăn chặn thảm họa kinh tế đang chực chờ, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết.

“Chúng ta đang đối mặt với tình huống nghiêm trọng hơn rất nhiều, không chỉ là thiếu nhiên liệu, khí gas, điện và thực phẩm”, ông nói trong ngày 22/06. “Nền kinh tế của nước ta đã đối mặt với một đợt sụp đổ hoàn toàn”.

“Nếu hành động từ đầu để làm chậm sự sụp đổ của nền kinh tế thì chúng ta đã không phải đối mặt với tình huống khó khăn như bây giờ. Nhưng chúng ta đã đánh mất cơ hội”, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết.

Sri Lanka đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay sau khi cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối để tài trợ cho các hoạt động nhập khẩu hàng thiết yếu. Đây là một tín hiệu cảnh báo về những rắc rối tài chính tiềm ẩn ở thế giới đất nước đang phát triển trong bối cảnh tăng trưởng giảm tốc và lãi suất ngày càng tăng.

Khi Fed nâng lãi suất, căng thẳng ở nhiều quốc gia nặng nợ ở khu vực thị trường mới nổi thể hiện rất rõ, với lợi suất trái phiếu ngày càng leo thang và một số tiền tệ chạm đáy nhiều năm. Bất chấp áp lực đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng rủi ro xảy ra khủng hoảng dây chuyền dường như đã được kiểm soát tại thời điểm này.

Sri Lanka đã vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử hồi tháng trước và một phái đoàn IMF đã đến nước này để bàn luận về gói cứu trợ tài chính trong ngày 20/06. Tuần này, các cơ quan chức trách Sri Lanka áp đặt lệnh đóng cửa 2 tuần đối với trường học và các dịch vụ Chính phủ không thiết yếu để tiết kiệm nhiên liệu.

Sự tức giận của người dân tiếp tục leo thang sau khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc đã đẩy vị Thủ tướng tiền nhiệm Mahinda Rajapaksa từ chức vào ngày 09/05. Lạm phát thực phẩm đã tăng lên 57.4% trong tháng 5 và giá nhiên liệu cũng tăng vọt. Trên khắp cả nước, người dân nối dài hàng dặm để mua khí gas, thậm chí nhiều người phải chờ nhiều ngày liền.

Sulakshana Chalith (25 tuổi), nhân viên IT ở thành phố Ambalantota, cho biết anh đã đỗ chiếc xe gắn máy và xếp hàng trong 3 ngày liền trước khi được đổ nhiên liệu. Các trang truyền thông nội địa ước tính đã có 11 ca tử vong trong lúc đứng chờ để mua nhiên liệu hoặc khí gas kể từ cuối tháng 4/2022.

“Mọi thứ ngày càng tệ hơn. Một số người phải ngủ trên đường”, Chalith cho biết.

Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đổ lỗi cho dịch bệnh và cuộc chiến ở Ukraine, cho rằng đây là yếu tố chính khiến tình hình tài chính quốc gia trở nên xấu đi. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng rắc rối tài chính của Sri Lanka đã cắm rễ từ trước đó, đến từ việc vay nợ để đầu tư cơ sở hạ tầng và các đợt giảm thuế.

Để đạt được thỏa thuận với IMF, Sri Lanka cần phải nhanh chóng tái cấu trúc khoản nợ nước ngoài, với khoảng 35 tỷ USD từ trái phiếu và các chủ nợ song phương như Trung Quốc và Nhật Bản.

Tầng lớp trung lưu bị tổn thương

Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu của Sri Lanka, vốn được ước tính chiếm từ 15% đến 20% dân số thành thị của nước này. Tầng lớp trung lưu Sri Lanka bắt đầu mở rộng vào những năm 1970 sau khi nước này mở cửa nền kinh tế.

Tầng lớp trung lưu ở Sri Lanka thường là những người không phải suy nghĩ nhiều về giá nhiên liệu hoặc thực phẩm. Giờ đây, những người này đang phải xoay sở cho những bữa ăn hàng ngày.

Bhavani Fonseka, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Lựa chọn Chính sách ở Colombo, thủ đô Sri Lanka, cho biết: “Họ thực sự đã gặp xáo trộn chưa từng có trong 3 thập niên qua”.

“Nếu tầng lớp trung lưu đang gặp khó khăn như thế này, hãy tưởng tượng những người dễ bị tổn thương hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào”, bà Fonseka nói thêm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
34 Yêu thích
6 Bình luận 28 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại