menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Tùng Thiện Pro

Tổ lái và mô hình đa cấp kiểu mới

Những lần về quê, ngồi với một vài người thân, đôi khi tôi lại được nghe những câu chuyện về chứng khoán. Có thể là những câu chuyện như trong bài viết trước. Một lần, nghe đứa cháu rể chia sẻ mong muốn đầu tư chứng khoán. Đó là câu chuyện sẽ được đề cập đầu tiên. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu tổ lái và mô hình đa cấp kiểu mới trên thị trường chứng khoán.

Câu chuyện với đứa cháu rể

Nó kể về việc góp vốn 20 triệu cho một người quen. Đây là mô hình giống một dạng quỹ đầu tư nào đó. Khoản lợi nhuận tôi không nhớ, nhưng nghe chừng khá hấp dẫn. Một vài tháng đầu, vợ chồng đứa cháu vẫn được rút tiền. Nhưng sau đó không rút được nữa và xác định đã mất.

Đối với chúng, 20 triệu là một số tiền lớn. Bởi vì cả hai vợ chồng làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Có những ngày làm từ sáng đến tối mà không được nghỉ ngơi. Cháu nhỏ đôi khi cũng phải gửi sang bà ngoại.

Rồi nó bày tỏ mong muốn tham gia thị trường chứng khoán để “kiếm tiền”. Tôi cảm thấy khá ái ngại. Dường như đối với nó, kiếm tiền trên thị trường chứng khoán khá “dễ dàng”. Tôi biết nó chưa từng trải nghiệm về “làm ăn” và “kiếm tiền dễ”. Hay những trải nghiệm ở doanh nghiệp nói chung và công ty niêm yết nói riêng. Tôi cũng tin rằng nó chưa từng trải nghiệm về những kỹ xảo, thậm chí lừa đảo rất tinh tế. Nó tinh tế đến nỗi họ khiến bạn mất tiền mà vẫn vui vẻ.

Chúng ta đã đưa ra một vài ví dụ trong bài viết Những cạm bẫy chứng khoán. Mặc dù bạn thấy ở trên, đứa chau cũng đã từng bị lừa. Ít nhất là một lần, hay hơn tôi cũng không biết. Nhưng dường như không dễ dàng nhận ra vấn đề, cũng như không dễ rút ra các bài học.

Nếu có một cảm giác nào đó, chứng khoán đã thâm nhập vào từng ngõ ngách.

Mô hình đa cấp trong chứng khoán

Mô hình đa cấp, về bản chất, là một hệ thống phân phối văn minh. Nhưng trong không ít trường hợp, nó bỗng thành công cụ tạo nên những vụ lừa đảo đình đám. Ở những phần sau, khi đề cập đến khái niệm đa cấp, nó được hiểu theo nghĩa “lừa đảo”.

Đa cấp trên thị trường chứng khoán có nhiều cơ hội phát triển và tinh vi hơn nhiều. Nghĩa là chúng ta đang so sánh với đa cấp trên thị trường hàng hoá và dịch vụ khác.

Từ những đại gia “tiền tỷ”

Chẳng có gì cám dỗ hơn bằng lời chào mời kiếm tiền nhanh mà lại nhàn nhã. Chẳng hạn như nhân đôi, nhân ba, thậm chí nhân đến nghìn lần tài khoản. Nhà đầu tư được tạo hưng phấn giống như sắp đổi đời. Những biệt phủ, siêu xe, … ai mà cưỡng được?! Thực tế là không ít người đã trở nên giàu có. Nhất là năm 2021, khi thị trường chứng khoán tăng trưởng rất mạnh. Nên họ cũng có cơ sở là “sự thật” để tin.

Đại gia trong chứng khoán cũng rất khác so với đa cấp hàng hoá khác. Trên phương tiện truyền thông, họ là những người văn minh, lịch thiệp. Họ có nghìn tỷ và cả những lời “có cánh”. Giống như “mật ngọt chết ruồi” trong bài viết những cạm bẫy chứng khoán. Chúng ta đã đề cập đến bài viết này ở trên. Nhưng sâu xa về cuộc sống, về quan điểm, về sự thật ngoài đời thực, có lẽ ít ai biết những “đại gia” như vậy. Cho đến khi họ bị bắt. Và cũng chẳng mấy ai biết tiền của họ được tạo ra và sử dụng như thế nào.

Chắc bạn đã từng nghe câu nói “Đằng sau mọi tài sản kếch xù đều là tội ác”? Đây là câu nói từ nhà văn Mario Puzo. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh điển “Bố già”. Nó chứa một phần sự thật trong giới “đại gia” hay “doanh nhân” ngày nay.

Hoạt động mạnh trên mạng ảo

Mạng xã hội, các nhóm ngày nay đã trở thành phương tiện kết nối cộng đồng mạnh mẽ. Nó có thể tạo ra một lượng nhà đầu tư đủ lớn để chi phối một, hay một nhóm cổ phiếu.

Vài người có thể quen biết nhau ngoài đời thực. Nhưng dường như đa số là không. Về mặt tâm lý, khi tương tác dần thành quen. Và cũng theo đó hình thành niềm tin. Khi đó, tương lai về nhân tài khoản, biệt phủ, xe sang khiến con người ta hoàn toàn mất đi sự đề phòng. Phần còn lại, họ sẽ đi theo những “lời kêu gọi”.

Đi ra ngoài đời thực

Khi bạn đã mua, và đã có niềm tin, xu hướng sẽ là thuyết phục người khác? Khả năng cao là như vậy. Chúng ta rất dễ dàng thuyết phục cả người quen, bạn bè, thậm chí cả người thân tham gia.

Vì sao vậy? Một phần là nhà đầu tư đã có “niềm tin”. Một phần khác cũng không kém quan trọng. Đó là một khi nắm giữ, chúng ta muốn cổ phiếu tăng giá. Càng nhiều người tham gia, cơ hội tăng giá càng lớn. Bởi vì nó khiến nhu cầu, và do đó, giá cũng tăng theo.

Kỹ xảo tác động lên cung và giá

Bạn sẽ cùng tìm hiểu mục đích chung và các kỹ xảo tác động lên nguồn cung và cầu cổ phiếu. Từ đó, kỹ xảo này có tác động đến giá như thế nào.

Mục đích tác động lên cung và cầu

Đối với cung, mục đích chung nhất của tổ lái và mô hình đa cấp kiểu mới là chúng tạo nên sự khan hiếm. Ở chiều ngược lại, họ cố gắng tăng lượng cầu. Điều này khiến lượng bán ra thấp, nhu cầu cao, nên giá có xu hướng tăng lên.

Sự khan hiếm cung và đẩy cầu mà họ mong muốn tạo ra trong cả hai điều kiện. Ở điều kiện thị trường tăng, nó khiến giá cổ phiếu đó tăng vọt. Nhưng ở điều kiện giảm giá, nó kìm hãm tốc độ lao dốc.

Các kỹ xảo tác động lên cung cầu

Có rất nhiều kỹ xảo mà tổ lái và mô hình đa cấp sử dụng để tác động lên cả cung và cầu. Đầu tiên, bạn sẽ được đề cập sơ bộ về các kỹ xảo này. Tiếp theo là kỹ xảo khiến nhà đầu tư “nghiến răng” chịu lỗ.

Các kỹ xảo sẽ hiệu quả nhất là khi thị trường tạo ra hiện tượng “cộng hưởng”. Điều này giống như trong vật lý vậy. Ở đây, hai hoặc nhiều hơn trong bốn nhóm yếu tố quyết định giá cổ phiếu đều thuận lợi. Chúng sẽ đặc biệt hiệu quả hơn nếu kèm theo kỹ thuật thao túng giá cổ phiếu trực tiếp.

Ngoài ra, bạn cũng đã biết đến sức mạnh khi sử dụng cả truyền thông đối với cổ phiếu NVL.

Khiến nhà đầu tư “nghiến răng” chịu lỗ

Có một hiện tượng khá “kỳ quặc”. Một số cổ phiếu mất giá rất sâu, lên đến trên 50%, thậm chí 90%, nhưng nhà đầu tư vẫn tiếp tục nắm giữ. “Kỳ quặc” là ở chỗ nhà đầu tư nào chẳng đã từng học về cắt lỗ? Hơn thế, có rất nhiều cổ phiếu an toàn và tiềm năng khác. Nhưng chúng ta vẫn giữ và “nghiến răng” chịu lỗ.

Vẫn là một sai lầm lớn hơn

Vì sao nhà đầu tư vẫn nắm giữ? Trước tiên là vì chúng ta “còn hy vọng”. Hy vọng lợi nhuận, hy vọng “về bờ” là những thứ nuôi dưỡng nhà đầu tư. Ai mà chẳng vậy? Tuy nhiên, việc không cắt lỗ để chuyển sang cổ phiếu an toàn và tiềm năng là một sai lầm lớn. Nói cách khác, đáng ra chúng ta có thể bù lỗ nhanh hơn, “về bờ” nhanh hơn từ cắt lỗ để mua các cổ phiếu an toàn, tiềm năng hơn. Nhưng chúng ta lại lựa chọn “ngập ngụa” sâu hơn.

Vẫn là câu hỏi vì sao? Tôi nhận ra câu trả lời khi thảo luận và tiếp xúc với các “tổ lái” trên Diễn đàn F247. Hoá ra, họ thuyết phục nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ bằng các khái niệm như “đầu tư dài hạn”, “đầu tư giá trị”, hay “đóng góp cho doanh nghiệp”. Thậm chí hài hước hơn là “đóng góp cho nền kinh tế”.

Phương tiện “mị dân” là chính

Để phản biện những lập luận trên, khi tôi đặt câu hỏi lại cho họ như:

– Bạn đầu tư vì kiếm thu nhập cho mình hay đóng góp cho nền kinh tế?

– Bạn hiểu khái niệm “đầu tư giá trị” là gì?

Tất cả câu trả lời mà tôi nhận được là: Sự im lặng. Có lẽ, tôi nên trả lời câu hỏi đầu tiên nêu trên để tránh hiểu lầm. Chúng ta đầu tư vì muốn kiếm thu nhập cho mình, chứ không phải đóng góp cho nền kinh tế. Tất nhiên, nếu được cả hai là tốt nhất. Nhưng nếu có xung đột và buộc phải lựa chọn, chúng ta sẽ chọn vì lợi ích cá nhân. Chắc bạn cũng vậy? Ít nhất, dường như chúng ta chẳng thấy ai bàn về việc đóng góp cho nền kinh tế khi mua cổ phiếu. Hầu hết chúng ta tính lãi lỗ cho tài khoản của chính mình.

“Đầu tư giá trị” là khái niệm cực kỳ phức tạp cả trong phân tích lẫn tính toán. Phổ biến các “chuyên gia” hay tổ lái đều sự dụng. Tuy nhiên, thực tế họ không hiểu “một tý chút nào” về khái niệm này. Chúng chỉ được họ sử dụng như phương tiện “mị dân” là chính.

Sửa chữa bằng sai lầm lớn hơn

Ở trên, chúng ta đã biết về tình trạng “nghiến răng” chịu lỗ. Đồng thời, chúng ta biết rằng nhà đầu tư vẫn nuôi dưỡng hy vọng “về bờ”. Lúc này, họ sẽ cùng “chiến tuyến” với các tổ lái. Nên thay vì cắt lỗ, họ kêu gọi “bắt đáy”. Chính những người kêu gọi cũng không biết đâu là đáy. Vì thế, thay vì bắt đáy, nhiều người đã “bắt dao rơi”. Bạn gặp hiện tượng như vậy tràn ngập trên các nhóm, mạng xã hội, và cả truyền thông.

Chưa dừng ở đó, nhà đầu tư còn thuyết phục cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp, … cùng “bắt dao”.

Tính đa cấp ở đây là hiệu ứng lan toả cực nhanh. Nhưng phổ biến không có kiến thức để nhận định nguy hiểm. Chúng ta đã biết về thực trạng này. Nghĩa là ngay cả các oker cũng không được trang bị kiến thức cơ bản trong bài viết cách kiếm tiền lừa đảo. Vì vậy, khi thị trường đi xuống dài hạn, tất cả nhà đầu tư đều “chịu chung số phận”.

Lo lắng cho khoản đầu tư của bản thân là chính đáng. Tuy nhiên, tính đa cấp còn thể hiện ở sự xuống cấp về văn hoá. Nhóm lái dùng ngôn từ đường phố đã đành. Nhưng nhiều nhà đầu tư ăn theo cũng có cách giao tiếp tương tự. Đó là khi cổ phiếu họ nắm giữ bị phân tích và phơi bày về tính nguy hiểm.

Giải thích về lừa đảo và cờ bạc

Thị trường chứng khoán vốn là lĩnh vực hoạt động văn minh của thế giới. Thậm chí, công ty cổ phần đã từng được xem là phát minh của nhân loại. Bởi vì chỉ có loại hình doanh nghiệp này mới tài trợ được vốn và nguồn lực cho những công trình vĩ đại có lịch sử, như Kênh đào Suez.

Tuy nhiên, có lẽ bạn đã nghe nhiều về lừa đảo và cờ bạc trong chứng khoán. Cá nhân tôi thì cũng được nghe nhiều. Và như đã đề cập, dường như nó đã ăn sâu vào mọi ngõ ngách. Nếu chỉ “xa xa” ngoài xã hội hay “trên ti vi” thì đã đành. Nhưng có vẻ, nó rất gần, ở cả những người thân và bạn bè. Hẳn nhiều nhà đầu tư đã từng khốn đốn vì bị thuyết phục bởi chính người thân quen? Tôi nghĩ nhiều trường hợp khi đi thuyết phục, họ không có ý định lừa, mà chính họ cũng là nạn nhân.

Đó chính là tổ lái và mô hình đa cấp kiểu mới trên thị trường chứng khoán. Chúng đã và có thể còn tạo ra nhiều khủng hoảng mới cho cộng đồng mà bạn nên cảnh giác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hoàng Tùng Thiện Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
11 Yêu thích
15 Bình luận 16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại