menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phan Long

Tôi đã mất hết tiền do chơi chứng khoán như thế nào?

Tháng 1/2007, lần đầu tiên được ngồi trên máy bay vượt châu lục, trong một chuyến bay mà cảm xúc vẫn còn y nguyên. Tôi tự nhủ đi lần này phải học được những gì tốt nhất của thế giới để trở về Việt Nam càng sớm càng tốt gây dựng sự nghiệp. Đó là chuyến bay của một chàng trai đang ở độ tuổi 20, may mắn và tự hào nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc để đi học tại một trường đại học Top đầu thế giới, đặc biệt về tài chính - ngân hàng.

Xuống sân bay là những cú sốc đầu tiên. Trời nóng 40 độ trong khi ở Việt Nam tháng 1 đang là mùa đông. Nước uống tại vòi, không cần đun. Tiếng Anh thì không thể nghe nổi nói gì. Mặt trời thì đến 22h vẫn còn chói chang. Rồi mọi thứ cũng hoà nhập, tuổi trẻ mà, nghênh ngang không sợ cái gì.

“Giờ này sang đây làm gì?”

Đây là câu hỏi bằng tiếng Việt đầu tiên mà tôi nhận được khi ngày hôm sau gặp gỡ đám bạn sinh viên đồng lứa người Việt đang học cùng trường.

Lại sốc. Thị trường chứng khoán đang nóng như thế, sao không ở nhà kiếm tiền mà sang đây làm gì. Đấy là lời giải thích cho câu hỏi bằng tiếng mẹ đẻ đầu tiên mà tôi nhận được ở xứ người. Rất có lý.

Bắt đầu mở tài khoản chứng khoán và đầu tư từ 2005. Hồi đó nhớ là tài khoản tại VCBS, muốn mở thì phải ra tận quầy, làm đủ các thủ tục. Ra đó được cái tận hưởng không khí sôi động của giao dịch chứng khoán thời đó. Có thời, CTCK bắt buộc phải duy trì mặt bằng giao dịch tối thiểu 150m2 là vì thế, điều kiện kinh doanh này không biết bây giờ còn không?

Trước khi đi học tôi đã bán sạch cổ phiếu, và mua nhà. Lý do đơn giản lúc đó nghĩ là sang đó thì tập trung học, không quản lý được. Với lại thời đó không có app đặt lệnh như bây giờ, mua bán thì toàn phải gọi điện thoại từ Úc về, đọc mật khẩu giao dịch và Broker đặt lệnh hộ nên rất khó khăn.

Vì thế tôi chẳng biết trả lời cái câu hỏi trên như thế nào cả, đành AQ là thôi người ta đánh chứng thì mình đi học kiến thức.

TẠI SAO MẤT TIỀN?

Giao dịch ở Việt Nam khó khăn, thỉnh thoảng đặt lệnh qua điện thoại để cập nhật thị trường. Tôi lân la tìm hiểu TTCK Úc, Mỹ. Mở một tài khoản khi đó ở Úc cực kỳ dễ, dễ như eKYC bây giờ. Lên web, tải phần mềm về, chụp ID thế là có thể bỏ tiền vào chiến.

Những cổ phiếu yêu thích nhất thời đó là MSFT của Microsoft (thích Bill Gate chứ hồi đó Apple chưa nổi), Walmart, ở Úc thì chơi 3 cổ Woolworth (Bán lẻ) và hai hãng khoáng sản số một thế giới, BHP Biliton và Rio Tinto. Ngày đó còn đánh cược vào vụ Merger giữa hai hãng khoáng sản này, và thất bại. Tại sao thì trong clip có nói, bạn tự xem.

Nhưng..

Vấn đề là tôi không chơi cổ phiếu cơ sở mà là chơi CFD, nước Úc lại là thiên đường CFD của thế giới, margin khủng đến 97%, tức là có 3 đồng thì bạn được quyền mua 100 đồng. Siêu đòn bẩy.

Tôi gọi đó là chơi game, tức là như các bạn chơi FIFA hoặc thời đó game hot là Nhảy Audition (Ai đã chơi dơ tay). Tiền kiếm dễ. Đặt lệnh, sau 15 phút là đóng trạng thái, có thể thắng cả ngàn đô rồi. Chơi cả Long lẫn Short. Mà tôi tự thấy mình nghiên cứu doanh nghiệp rất kỹ, từ ngành cho đến tất cả mọi thứ. Vẽ chart TA các kiểu thể loại Pattern, thuộc làu. Sao không thắng.

Mà đã chơi game thì càng chơi càng máu chiến, càng thắng thì càng ham, càng coi mình là nhất. Bản ngã cực kỳ cao. Còn bây giờ càng tuổi nhiều thì càng thấy bản ngã là điều ngu ngốc nhất, chỉ đưa con người ta vào đường cụt.

MỘT LẦN NỮA, TẠI SAO MẤT TIỀN?

Càng tinh vi, kỷ luật càng kém, càng hay ra vẻ ta đây. Tôi đặt ra nguyên tắc “Không để trạng thái qua đêm”, nhưng dần dần quá tự tin nên chẳng thực hiện.

Đêm hôm đó, cái đêm 15/09/2008, đêm mà một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Lehman Brothers xin bảo hộ phá sản, là giọt nước tràn ly gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sáng hôm sau, khi thị trường các nước mở cửa, sắc đó bao trùm với mức độ tàn phá khủng khiếp như TTCK Nga vừa rồi. Mở tài khoản ra thì chỉ còn một con số âm đỏ loẹt. (Số mấy thì xem clip). Tôi bỏ luôn tài khoản đó. Tiền kiếm được bao nhiêu mất hết các bạn ạ.

Bạn đã từng rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được rủi ro danh mục đầu tư của mình? Phải nói là bất lực thì đúng hơn. Lúc đó ai cũng mất tiền, trừ mấy ông Big Short kiếm bẫm.

Margin lớn như vậy, may thanh khoản thị trường cực lớn chứ không thì chưa biết hậu quả gì sẽ xảy ra khi đó. Tất nhiên là toàn bộ tài khoản bị Forced Sale (bán giải chấp).

Sau sự kiện đó là một câu chuyện rất khác.

Nhiều thứ hay ho, nhưng sự kiện đó với tôi là một sự “Bừng tỉnh”.

Những bài học được rút ra:

- Đừng bao giờ dùng margin khủng

- Phải mua và nắm giữ tài sản, vì CFD không phải là tài sản, nó chỉ là một cuộc đặt cược không hơn, không kém

- Phải xây dựng kế hoạch quản trị tài sản và danh mục đầu tư

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phan Long

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
15 Yêu thích
10 Bình luận 12 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại