menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Văn An

Trở ngại ngành thép chỉ ảnh hưởng ngắn hạn đến HPG?

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trở ngại trong ngành thép chỉ ảnh hưởng ngắn hạn lên kết quả kinh doanh của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Giai đoạn cuối năm 2019, HPG của ông Trần Đình Long vẫn có thể tiếp tục chịu tác động của giá quặng sắt tăng cao, cộng thêm việc tăng vay để đầu tư cho Khu liên hợp gang thép Hoà Phát Dung Quất.

Tất cả khiến biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có thể chạm mức đáy do chi phí lãi vay cao hơn. Song lợi nhuận sau thuế năm 2019 của Hòa Phát kỳ vọng ở mức 8.612 tỷ đồng, tương đương năm 2018.

Năm 2020 sản lượng thép sẽ tăng 30%

Tuy nhiên, khi bước sang năm 2020, VDSC dự báo lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát sẽ vượt 12.000 tỷ đồng. Cụ thể, sản lượng thép sẽ tăng 30% trong năm 2020 nhờ Khu liên hợp gang thép Hoà Phát Dung Quất, khi hoạt động tối đa công suất, Dung Quất có thể đạt hiệu suất cao hơn các nhà máy thép hiện tại của Hòa Phát. Do đó, Hoà Phát có thể nâng cao biên lợi nhuận chung và cải thiện lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, dòng sản phẩm mới - thép cán nóng - cũng sẽ cải thiện giá trị gia tăng cho mảng thép thẳng của Hòa Phát, bao gồm ống thép và tôn mạ.

Tiếp đó, với quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), Công ty TNHH Tôn Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát) sẽ xuất khẩu hàng vào Mỹ theo quy trình xét xuất xứ và được loại trừ khỏi biện pháp áp thuế. Với quyết định nói trên, Công ty TNHH Tôn Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát) cùng với một vài doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng được DOC loại khỏi danh sách bất hợp tác và không bị áp thuế chống bán phá giá. Các doanh nghiệp này sẽ xuất khẩu vào Mỹ theo quy trình xét xuất xứ và được loại trừ khỏi biện pháp áp thuế. Đây được coi là sự thành công bước đầu của Hòa Phát sau một quá trình tích cực tham gia trả lời câu hỏi điều tra, minh bạch thông tin. Thị trường Mỹ với dân số hơn 300 triệu dân, là thị trường tiêu thụ thép lớn với tổng sản lượng nhập khẩu thép hàng năm trên 30 triệu tấn, yêu cầu chất lượng cao và quy định xuất xứ nghiêm ngặt. Đối với hầu hết các nhà sản xuất tôn tại Việt Nam, thị trường Mỹ được liệt kê vào nhóm thị trường xuất khẩu quan trọng trong chính sách bán hàng.

Bên cạnh đó, theo như chia sẻ của Chủ tịch HPG Trần Đình Long, thời gian tới HPG sẽ tập trung cao độ cho thị trường phía Nam. Hòa Phát đã và đang chuẩn bị rất kỹ các phương án tiêu thụ sản phẩm, từ kho bãi, công tác thị trường, thương hiệu… Hòa Phát đã đầu tư 500 tỷ đồng mua một cảng tại Đồng Nai để đưa thép xây dựng vào phía Nam, đầu tư một cảng ở Cần Thơ để nhận hàng cho miền Tây và Campuchia. "Cuộc đua trên thị trường là cuộc đua thời gian giao hàng, Hòa Phát sẽ đảm bảo thời gian giao hàng thuộc nhóm tốt nhất ở phía Nam", ông Long khẳng định.

Chấp nhận bất lợi trong ngắn hạn

Nhìn vào chiến lược của “vua thép” Trần Đình Long, có thể thấy tập đoàn này đang chọn hướng đi bằng cách đánh đổi lợi nhuận lấy thị phần. Theo phân tích của SSI, từ đầu năm đến nay, giá thép của Hòa Phát đã giảm 10,8%, nhanh hơn các công ty cùng ngành khác như Pomina và VinaKyoei. Bằng chiến lược giá, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát vẫn tăng 15% trong 11 tháng, bất chấp đà giảm của thị trường chung. Thị phần thép xây dựng nhích nhẹ từ 24% lên 25% vào cuối quý 3.

Hệ quả là các chỉ số đánh giá hiệu suất sinh lời đều giảm.Trong quý 3, biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát giảm xuống dưới 18%, so với mức 23% cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng 2019, tỷ lệ này cũng chỉ ghi nhận hơn 18,3%, trong khi năm cùng kỳ con số này đến 22%. Do đó, nếu tiếp tục chọn cạnh tranh bằng giá để giành thị phần, lợi nhuận của Hòa Phát trong quý 4/2019 này có thể sẽ tiếp tục ăn mòn. Ước tính, doanh thu năm 2019 tại công ty của "vua thép" Trần Đình Long sẽ đạt 62.627 tỷ đồng. Còn lợi nhuận ròng sẽ giảm gần 10%, chỉ còn khoảng 7.770 tỷ đồng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Long khẳng định, Hòa Phát xây dựng các khu liên hợp thép với một tầm nhìn lâu dài 20 - 30 năm, do đó sẵn sàng chấp nhận những diễn biến bất lợi trong ngắn hạn, lợi nhuận có thể giảm ngắn hạn cũng như cũng có lúc giá quặng giảm mạnh hơn giá thép phế liệu thì Hòa Phát lại hưởng lợi. Về cơ bản, vốn đầu tư công nghệ sản xuất thép từ quặng cao hơn nhiều so với sản xuất từ thép phế liệu nên giá thành sản phẩm sẽ cạnh tranh hơn. “Trên một chặng đường dài sản xuất từ thượng nguồn, tôi đảm bảo tốt hơn rất nhiều", ông Long nói và cho rằng, "đầu tư cổ phiếu Hòa Phát là đầu tư lâu dài".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

30.25

-0.30 (-0.98%)

Biểu đồ mã HPG
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại