menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Khánh Trình

Trục lợi từ đại dịch

Tháng 5/2020, một người bạn của tôi đăng ký chuyến bay giải cứu về Việt Nam với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại San Francisco. Cậu chờ tới hơn 6 tháng nhưng không có hồi âm. Hỏi được nguồn tin từ nhóm bạn bè khác cũng sinh sống ở khu vực Bay Area, cậu đã nhanh chóng mua được vé về cho gia đình gồm 2 người lớn và 1 trẻ em với mức phí hơn 550 triệu đồng. Bình thường, chuyến bay một chiều cho 3 người như vậy tốn không quá 50 triệu đồng!

Tháng 5/2021, đại dịch bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam. “phong trào" mua kit test nhanh bắt đầu xuất hiện từ một vài cửa hàng trên Shopee rồi nhanh chóng bay cao. Ai cũng có nhu cầu test nhanh. Điều đó an toàn hơn xếp hàng chờ test ở nơi đông người. Giá một kit test nhanh khi đó được rao bán là hơn 250.000đ. Trong khi kit test này được bán tại các siêu thị mini ở EU là ~ 3.5$US cho một hộp 12 cái.

Gần đây là câu chuyện về “nâng khống giá kit xét nghiệm Việt Á". Thực tế thì một người dân bình thường như tôi sẽ phải trả không dưới 780.000đ cho một xét nghiệm PCR chuẩn. Phí này có xu hướng giảm trong 3 tháng qua do PCR test không còn quá hot, không còn là yêu cầu bắt buộc của một số điểm đến nữa. Một anh bạn khác của tôi sống ở Ecopark Hưng Yên, nhưng công ty ở trung tâm Hà Nội. Cứ ba ngày anh phải làm một xét nghiệm PCR. Bình quân mỗi ngày anh tốn khoảng hơn 200.000đ cho chi phí xét nghiệm trên đường. Việc này kéo dài hơn 3 tháng trời!

Tuy nhiên, từ góc nhìn của người làm kinh doanh như tôi, câu chuyện nâng khống để trục lợi này còn nhiều điều để phân tích. Ai trục, ai được lợi… chúng ta phải thực sự hiểu, phân tích mới kết luận được!

Business nào cũng có giá vốn và cơ cấu chi phí riêng. Nhưng theo tôi, business nào có chi phí chính nằm ngoài giá vốn và chi phí vận hành luôn là “có vấn đề" và không bền vững. Tôi ví dụ về chính business quảng cáo trực tuyến của mình: chúng tôi thường phải trả 70-85% chi phí cho giá vốn hàng bán (trả cho nhà cung cấp là các hãng cung cấp dịch quốc tế), 1-3% cho chi phí marketing và bán hàng. Business bán thực phẩm sạch tôi đã làm, giá vốn hàng bán chiếm 65-72% doanh thu. Tức là một con gà bạn mua 100.000đ thì chúng tôi nhập vào khoảng 70.000đ.

Nhưng business của một nền tảng tuyển dụng trực tiếp thì chi phí giá vốn chỉ chiếm < 10% doanh thu, trong khi chi phí bán hàng chiếm + marketing lại chiếm 15%. Một ngành khác, rất hot, ví dụ như bất động sản, có những dự án chi phí giá vốn chiếm < 10%. Nhưng chi phí marketing và “chi phí bán hàng” có thể 35%. Vậy nếu chúng ta không hiểu, không biết chính xác chi phí giá vốn, marketing, “chi phí bán hàng" của đơn vị sản xuất, phân phối kit xét nghiệm là bao nhiêu, ta không thể kết luận họ nâng khống để trục lợi được. Hay nói đúng hơn, trong hệ sinh thái sản xuất, cung ứng, phân phối các thiết bị y tế tại Việt Nam, ai trục và ai được lợi vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ!

Tương tự với phân tích trên, tôi không tin rằng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines là người được lợi khi bay giải cứu kiều bào Việt Nam về nước. Hệ sinh thái và chuỗi giá trị của ngành hàng không du lịch vốn nhiều mắt xích phức tạp. Từ các platform book vé, đại lý bán vé xuất vé, tới các nhà tour operator rồi mới tới các công ty lữ hành, các hãng bay. Trong chuỗi giá trị đó, ở trạng thái bình thường, mỗi mắt xích có lợi nhuận 5-15%. Nhưng ở trạng trái bình thường mới, sẽ có mắt xích âm và có mắt xích dương bất thường.

Nhà nước, bằng các công cụ quản lý vĩ mô của mình, sẽ nắm vai trò điều tiết cung - cầu, thua - thắng, thiệt - hơn cho các mắt xích của một chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng càng lớn càng có nhiều mắt xích, càng khó điều tiết và ngược lại. Ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam, 3 chuỗi cung ứng, hệ sinh thái lớn nhất, nhiều người tham gia, nhiều bất cập nhất vẫn luôn là Y tế, Giáo dục và Thực phẩm.

Tuy nhiên, dù ai trục và ai được lợi thì người bị thiệt thòi, người bị hại luôn là người tiêu dùng - những người phải bỏ chi phí lớn để mua một sản phẩm đáng ra có thể có mức giá bằng phân nửa.

Điều mà tôi, các bạn và toàn bộ người dân Việt Nam mong ước lúc này là sự quản lý khắt khe, chi tiết của nhà nước để những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng, có tâm có tầm của người chủ doanh nghiệp… tới được với người tiêu dùng một cách thiết thực, giúp cuộc sống của người dân thực sự có an bình, hạnh phúc!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Khánh Trình

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

5 Yêu thích
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại