menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bá Phú

Tuần giảm mạnh nhất của chứng khoán Mỹ từ khi Covid-19 xuất hiện

S&P 500 có tuần giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020 còn Dow Jones cũng tệ nhất tính từ tháng 10/2020.

Trong ngày giao dịch cuối của tuần này, S&P 500 tăng 8,07 điểm (0,2%) lên 3674,84, Nasdaq tăng 152,25 điểm (1,4%) lên 10798,35, trong khi, Dow Jones giảm 38,29 điểm (0,1%), xuống 29888,78.

Mức hồi phục nhẹ này không đủ để vực dậy xu hướng đi xuống cả tuần qua, với 3 chỉ số đều khép lại với mức giảm mạnh. Theo đó, S&P 500 giảm 5,8% trong tuần, mức giảm lớn nhất kể từ khi Covid-19 hoành hành vào tháng 3/2020. Dow Jones giảm 4,8%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2020.

Chỉ số S&P 500 cũng giảm liên tiếp hai ngày 13 và 14/6 sau đó tăng điểm vào ngày 15/6 khi Fed công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994. Tuy nhiên, sau đó thị trường lại đảo chiều vào ngày hôm sau khi các nhà đầu tư hiểu rõ thực tế lạm phát vẫn tiếp tục.

Tuần giảm mạnh nhất của chứng khoán Mỹ từ khi Covid-19 xuất hiện

Diễn biến 3 chỉ số chứng khoán của Mỹ tuần qua. Đồ họa: WSJ

Tất cả 11 nhóm ngành trong S&P 500 đã giảm ít nhất 15% so với mức cao gần đây, với 7 nhóm ngành đã nằm trong thị trường giá xuống. Khởi sắc trong ngày 17/6 là các mã dịch vụ liên lạc và hàng tiêu dùng không thiết yếu, trong khi năng lượng và tiện ích bị tụt lại phía sau.

Lạm phát cao hàng thập kỷ đang làm chao đảo người tiêu dùng và các nhà đầu tư. Họ hoài nghi liệu các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể phản ứng quá mạnh tay và đẩy nền kinh tế vào suy thoái hay không.

"Câu hỏi lớn là liệu Fed có thắt chặt đến mức gây ra suy thoái?", Jay Willoughby, Giám đốc đầu tư của TIFF Investment Management nói. Sau khi nâng lãi suất thêm 0,75%, Fed báo hiệu sẽ tiếp tục làm thế, càng gây thêm sức ép lên chứng khoán.

Việc tăng lãi suất gần đây đã đảo ngược chu kỳ trước đó của chính sách nới lỏng tiền tệ từng giúp giá cả cổ phiếu và trái phiếu tăng mạnh. Thông tin về các đợt tăng lãi suất sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian còn lại của năm đã làm dấy lên lo ngại rằng việc thắt chặt nhanh chóng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng.

"Có phải chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc suy thoái lợi nhuận hay một cuộc suy thoái kinh tế. Và điều đó vẫn chưa chắc chắn", Michelle Cluver, Chuyên gia tại Global X, nhận định.

Lãi suất vay thế chấp của Mỹ gần đây đã đạt mức cao nhất trong hơn 13 năm. Hani Redha, Quản lý danh mục đầu tư tại PineBridge Investments, cho biết có khả năng lạm phát vẫn có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới do giá năng lượng còn leo thang.

"Các ngân hàng trung ương thời gian qua, đang nói với chúng ta rằng nên đón chờ sự 'đau đớn'. Con số lạm phát là điều duy nhất quan trọng lúc này. Ngay cả khi chúng ta thấy tăng trưởng chậm lại nhiều, điều đó sẽ không đủ để khiến Fed thay đổi hướng đi", Redha nói.

Dầu thô Brent hôm qua giảm 6,69 USD, tương đương 5,6%, xuống 113,12 USD mỗi thùng. Động thái cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Moskva sang châu Âu trong tuần này đã đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng của lục địa này sang một giai đoạn nguy hiểm mới, đe dọa làm cạn kiệt nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng và làm suy yếu nền kinh tế của EU. Trên sàn, Diamondback Energy, Devon Energy và ConocoPhillips đều giảm hơn 8%.

Các dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản được coi là an toàn, chẳng hạn như USD và trái phiếu chính phủ Mỹ. Chỉ số WSJ Dollar Index, đo lường đồng bạc xanh so với rổ 16 loại tiền tệ, tăng 0,9%. Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn bị giảm xuống 3,238%, với quy luật lợi suất giảm khi giá tăng.

"Chúng ta đang tiến gần đến đáy", Josh Emanuel, Giám đốc đầu tư của Wilshire Funds Management, cho biết. Ông nói rằng thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã phản ảnh phần lớn rủi ro của nền kinh tế.

Tuần qua, Stoxx Europe 600 của châu Âu chỉ tăng thêm chưa đến 0,1%. Trong khi ở châu Á, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định duy trì lãi suất cực thấp vào hôm thứ sáu, xác nhận rằng sẽ không tham gia xu hướng thắt chặt tiền tệ của Fed và các ngân hàng trung ương khác. Nikkei 225 giảm 1,8%. Tại Hàn Quốc, Kospi giảm 0,4%, trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1%.

Thị trường tiền số từng sôi sục một thời cũng chứng kiến một tuần liên tục dò đáy mới, củng cố thêm lo ngại của các nhà đầu tư rằng không có nơi nào để trú ẩn trước tình hình hỗn loạn hiện tại.

Lo lắng lan nhanh khắp toàn bộ thị trường tiền số. Một trong những nền tảng cho vay tiền số lớn nhất, Celsius Network, đã thông báo sẽ tạm dừng tất cả hoạt động rút tiền từ 19/6. Coinbase đã công bố các đợt sa thải lớn. Tín hiệu tích cực hôm qua là giá Bitcoin và các loại tiền số khác có dấu hiệu ổn định trở lại sau khi giảm mạnh trong 10 ngày trước đó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

15,921.67

+309.91 (+1.99%)

Biểu đồ mã Nasdaq

5,103.04

+54.62 (+1.08%)

Biểu đồ mã S&P 500
Xem thêm Xem thêm
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại