menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hồng Nhung

Vì sao doanh nghiệp ồ ạt xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn?

Sau sự kiện chưa có tiền lệ về việc hủy các lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh, cùng quy định mới của cơ quan quản lý, thị trường chứng kiến làn sóng mua lại trái

Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 9, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là gần 29.000 tỷ đồng, tăng gần 200% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế trong 9 tháng, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là hơn 142.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số đợt mua trái phiếu với giá trị cao thời gian qua như: Công ty CP An Phát Finance tất toán trước hạn toàn bộ bảy lô trái phiếu có tổng giá trị 570 tỷ đồng; Công ty Intimex Việt Nam cũng mua lại trước hạn gói 2.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ đáo hạn vào tháng 9/2027.

Theo quy định mới tại Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn), hoặc vi phạm pháp luật.

Nhóm các công ty năng lượng thuộc Tập đoàn Trung Nam cũng chi ra hàng trăm tỷ đồng để mua lại từng phần các lô trái phiếu trước hạn. Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) thanh toán 2.800 tỷ đồng trái phiếu dù chưa đến hạn, dự kiến thực hiện từ tháng 7/2022 đến tháng 2/2023.

Sang đầu tháng 10, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngày 3/10, Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) thông báo đã mua lại tổng cộng 250 tỷ đồng trái phiếu và hoàn tất hết nợ đối với hai lô trái phiếu (REEBOND2017-01, REEBOND2017-02).

Ngày 4/10, Hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán VIX thông báo mua lại trước hạn toàn bộ 200 tỷ đồng trái phiếu VIX phát hành (mã VIXH2124002) ngày 4/10/2021.

Trước đó, ngày 10/6, Chứng khoán VIX đã hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ 3.000 trái phiếu mã VIXH2124001 với tổng giá trị là 300 tỷ đồng. Như vậy, sau 1 năm phát hành, Chứng khoán VIX sẽ mua lại toàn bộ trái phiếu phát hành trong năm 2021.

Vì sao doanh nghiệp ồ ạt xuống tiền mua lại trái phiếu trước hạn?

Kế hoạch phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm (thống kê: VMBA)

Theo VMBA, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 9/2022 có 25 đợt phát hành riêng lẻ trong nước với tổng giá trị phát hành hơn 15.300 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng của Ngân hàng TMCP Bắc Á trị giá hơn 230 tỷ đồng.

Ngân hàng vẫn là nhóm dẫn đầu với tổng giá trị phát hành hơn 9.600 tỷ đồng. Trong đó, VietinBank phát hành nhiều nhất với hơn 3.000 tỷ đồng, theo sau là VPBank với 2.000 tỷ đồng, OCB với 1.800 tỷ đồng, SeABank với 750 tỷ đồng.

Nhóm doanh nghiệp bất động sản đứng thứ hai về khối lượng phát hành, duy nhất Công ty CP No Va Thảo Điền phát hành 2.300 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 5 năm.

Nhóm hàng tiêu dùng đứng thứ ba có CTCP Tập đoàn Masan phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, CTCP Đầu tư Thành Thành Công phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 7 năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
5 Yêu thích
16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại