menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Xuân Danh

Vì sao Dự luật nhân quyền Hồng Kông được Mỹ thông qua dễ dàng và ký nhanh chóng?

Vẫn như thường lệ khác với những lời lẽ “đao to búa lớn” tạo cảm giác khó lường, bằng việc dọa không kí trước đó, cuối cùng ông chủ Nhà trắng vẫn nhấn nút “OK” với “dự luật nhân quyền Hongkong”.

Trái với những gì chúng ta nhìn vào từ bên ngoài, hệ thống chính trị Mỹ với các nhánh quyền lực độc lập của nó đôi lúc trông có vẻ hỗn loạn và mâu thuẫn, nhưng thực chất bên trong nó vận hành rất ổn định và hiệu quả với những nguyên lí và nguyên tắc mang tính cốt lõi trường tồn.

Dự luật nhân quyền về Hongkong được lưỡng đảng tại Quốc hội đồng thuận cao vì thực chất nó không có gì để tranh cãi, thậm chí nó còn được bỏ phiếu ở Thượng viện “bằng miệng”, và ở Hạ viện thông qua gần như tuyệt đối. Đặc điểm của dự luật này là không có hình thức thảo luận trước khi thông qua, tức là không có gì để tranh luận.

Nội dung của nó không mang tính chế tài ràng buộc cao đối với đối tượng nó nhắm tới nên dễ dàng đạt được đồng thuận cao.

Về mặt kĩ thuật để chắc chắn được thông qua, người trình dự luật đã cắt xén, lược bỏ, chỉnh sửa nhiều chế tài hà khắc của dự luật gốc trình đầu năm 2019 không được Quốc hội Mỹ xem xét và Nhà Trắng bật đèn xanh. Thậm chí Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã trực tiếp nói chuyện với các lãnh đạo Hạ viện Thượng viện, và cả TT Trump để thăm dò yêu cầu đồng thuận trước khi trình.

Nó là một dạng họp tư pháp liên ngành về việc cho ý kiến về án trước như ở ta, để tránh rủi ro cho hệ thống, tránh lãng phí thời gian và sự hỗn loạn trong quy trình lập pháp, tư pháp.

Hàng năm Quốc hội Mỹ vẫn thông qua hàng trăm dự luật kiểu như thế này, nó chỉ mang tính chất biểu trưng lên án, hay phê phán các quốc gia ngoại quốc. Tính chất của nó khác với các đạo luật hà khắc chống các chế độ như Triều Tiên, và Iran.

Cả Trump, Quốc Hội Mỹ, Trung Quốc và chính quyền Hongkong đều hiểu tính chất của dự luật này, vì thế bề ngoài khi đối mặt với dư luận, ai phản đối cứ phản đối,ai ủng hộ cứ ủng hộ, nhưng mọi thứ vẫn diễn ra đúng trình tự, việc ai người ấy làm.

Về phần Trump mặc dù trong chuyện này ông ta ở vào thế bị động, nhưng Quốc hội vẫn để ngỏ cửa “đặc quyền hành pháp” cho ông một quyền chủ động, đó là hàng năm Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đánh giá quy chế tự trị đặc khu của Hongkong để dựa trên đó Mỹ có dành cho Hongkong các quyền ưu đãi về thương mại và các quyền khác hay không.

Việc thông qua dự luật này không ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ Trung, không ảnh hưởng đến đàm phán thương mại hai bên. Nhưng nó là một chỉ dấu cho thấy, nếu Trump không “rắn mặt” với Trung Quốc hay tự hành động một mình, Quốc hội Mỹ sẽ ra tay bất cứ lúc nào.

Xem bài viết gốc của tác giả tại đây
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trương Xuân Danh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại