menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
My Lăng

Vì sao vĩ mô tốt nhưng TTCK vẫn giảm sâu?

Thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng lao dốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn được đánh giá cao, thậm chí còn hồi phục mạnh mẽ.

Sau giai đoạn hồi phục trong tháng 8, VN-Index quay đầu, liên tục có các đợt điều chỉnh mạnh, thậm chí phá vỡ ngưỡng cản “siêu cứng” 1.200 điểm và đang trong xu hướng trôi dần về 1.100 điểm. So với thời điểm đầu năm, chỉ số chung đang thấp hơn khoảng hơn 22%. Riêng trong tháng 9 (tính đến hết 26/9), VN-Index đã mất 8,3% .

Cụ thể, ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập Công ty CP FIDT, đầu tư chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào sự kỳ vọng, TTCK luôn biến động trước nền kinh tế. Hai quý đầu năm, tăng trưởng và xuất khẩu đều giảm nên TTCK phản ánh trước nửa năm. Chưa kể chi phí lãi vay đang tăng dẫn tới dòng tiền bị rút ra.

"TTCK là thị trường của dòng tiền, tiền ít thì cổ phiếu không thể lên được. Xét trong ngắn hạn, thị trường biến động theo cung cầu, về dài hạn thị trường mới phản ánh nền tảng của doanh nghiệp", ông Tuấn nhấn mạnh.

Thực tế, giai đoạn 2020 – 2021 cho đến đầu năm 2022, VN-Index liên tục tăng “nóng”, chinh phục mức đỉnh 1.500 điểm nhờ vào dòng tiền ồ ạt như thác lũ của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tuy nhiên, ngay sau đó, VN-Index quay đầu đi xuống, cùng với đó giá trị giao dịch sụt giảm nghiêm trọng. Giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE từ đầu tháng 9 chỉ đạt gần 12.200 tỷ đồng, giảm 14% so với tháng trước đó.

Giới phân tích cho rằng, việc thanh khoản giảm chủ yếu do dòng tiền vào của nhà đầu tư cá nhân giảm, bởi nhiều nhà đầu tư cá nhân có xu hướng rút tiền ra.

Thống kê cho thấy, từ tháng 10/2020 tới tháng 3/2022, nhà đầu tư cá nhân liên tục mua ròng - thời điểm VN-Index tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng từ tháng 4-8/2022, nhà đầu tư cá nhân liên tục rút ròng với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng do bối cảnh dòng tiền thắt chặt, lãi suất tăng khiến chi phí vốn đầu tư tăng. Chỉ số sụt giảm khiến kênh đầu tư chứng khoán bớt hấp dẫn, nền kinh tế mở cửa dẫn tới nhiều nhà đầu tư rút tiền ra để quay lại sản xuất, kinh doanh.

“Thị giá chứng khoán dựa vào nguồn tiền, định giá doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư, và ý chí của một nhóm nhà đầu tư lớn. Tiền vào TTCK nhiều thì chứng khoán mới lên. Tiền rời khỏi thì TTCK đi xuống”, TS. Quách Mạnh Hào, Giảng viên ĐH Lincoln nêu quan điểm.

Đánh giá về dòng tiền trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Báu, Tổng Giám đốc Công ty CP WiGroup cho rằng, nền kinh tế vĩ mô năm 2022 của Việt Nam rất tích cực khi tăng trưởng tốt, lạm phát thấp, nhưng dòng tiền lại xấu do NHTW các nước tăng mạnh lãi suất và gây áp lực lên tỷ giá VND, dòng vốn chảy ra nước ngoài. TTCK biến động chủ yếu theo dòng tiền nên giá cổ phiếu 2022 diễn biến tiêu cực.

Ngược lại, tới năm 2023, tình hình vĩ mô sẽ rất xấu khi tăng trưởng GDP chậm lại, xuống thấp hơn mức trước dịch, áp lực lạm phát lớn hơn so với 2022 - có thể lên tới 4,1%, tức cao hơn mục tiêu 4% của Chính phủ. Tuy nhiên, áp lực hút ròng sẽ không còn mạnh, dòng tiền được kỳ vọng sẽ phục hồi dần.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
5 Bình luận 4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại