menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đức Tài - Nhà đầu tư NextGen Pro

Vn-index sẽ đi về đâu? Hãy cùng nhìn lại lịch sử

Trong lịch sử VN-Index, có 3 cú sập lớn nhất từng xảy ra:

1. Một là giai đoạn khủng hoảng Tài chính 2008 - 2009, lúc này Kinh tế Việt Nam quy mô chỉ xung quanh mức 100 tỷ đô, dự trữ ngoại hối chưa tới 20 tỷ đô và chúng ta nhập siêu gần 15 tỷ đô. Áp lực mà nền kinh tế Việt Nam phải chóng chịu là vô cùng lớn với dự trữ ngoại hối mỏng manh (khoảng 6 tuần nhập khẩu), hệ thống ngân hàng còn yếu kém và dễ bị ảnh hưởng. Hậu quả là lãi suất Việt Nam tăng mạnh từ 2009 đến 2012, đỉnh điểm thậm chí lên đến 24%/1 năm. Vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Lúc đó TTCK Việt Nam còn sơ khai và đã tăng nóng nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, khi các yếu tố vĩ mô ngày càng xấu thì TTCK đã giảm không phanh và tạo đáy ở mức ở vùng 245 điểm. Mức này tương ứng Fib gần 90% tính theo chu kỳ từ ngày thành lập thị trường chứng khoán. Sau giai đoạn này TTCK đã có sóng phục hồi 5 năm từ 2013 đến 2018 với mức tăng 5 lần.

2. Cú sập lớn thứ 2 là giai đoạn 2018 đến 2020, bắt đầu bằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tạo đáy bằng đợt bùng nổ dịch Covid năm 2020, giai đoạn này TTCK đã giảm từ 1.200 xuống còn 680 điểm, tương ứng mức giảm 45% và tạo đáy ở vùng Fib 61,8% nếu tính cho cả giai đoạn sụt giảm từ 2018 đến 2020. Sau đợt sụt giảm này, thị trường đã phục hồi và có mức tăng 2,2 lần cho giai đoạn từ 2020 đến 2022.

3. Cú sập lớn thứ 3 là BÂY GIỜ. Chỉ số VN-Index đã giảm từ 1.525 điểm xuống còn 1.080 điểm như hiện nay, tương ứng mức giảm 29% và chỉ số VN-Index đang chạm Fib 50%. Đã có 1 vài sự so sánh với thời điểm hiện tại với giai đoạn 2008 khi kỳ vọng về 1 sự suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra, đâu đó lại có phiên bản Lehman Brothers tại Credit Suisse... Nhưng chúng ta hãy cùng nhìn lại 1 vài tiêu chí quan trọng của nền kinh tế Việt Nam:

- GDP Việt Nam dự kiến 2022/2008: 400 tỷ USD/100 tỷ USD

- Cán cân XNK: Xuất siêu 4-5 tỷ USD/nhập siêu 13-15 tỷ USD

- Dự trữ ngoại hối: 100 tỷ USD/15-20 tỷ USD

- Lãi suất: 7-8%/20-24%

- Hệ thống ngân hàng: Basel 1/Basel 2-3

- Và rất nhiều chỉ tiêu khác....

Vn-index sẽ đi về đâu? Hãy cùng nhìn lại lịch sử

Chúng ta không quá lạc quan về triển vọng kinh tế và TTCK cho năm nay và cả năm sau nhưng 1 sự so sánh hiện tại với giai đoạn 207-2008 là khập khiển

Lịch sử đã chứng minh, chứng khoán xuống rồi lại lên và sau mỗi giai đoạn sụt giảm rất mạnh sẽ tạo ra một tầng lớp siêu giàu mới từ chứng khoán. Vậy đâu là cơ hội?

Cả giai đoạn sụt giảm 2018-2020 với nhiều sự kiện căng thẳng như chiến tranh thương mại và Covid, thị trường cũng chỉ giảm đến vùng Fib 61,8% và đây là chỉ số vàng. Chỉ số của mọi quy luật trên thế giới.

Hiện nay, VN-Index đang chạm Fib 50% và theo kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ số đang bước vào vùng giải ngân an toàn. Chiến lược này dùng cho những người nắm giữ 100% tiền mặt và sẽ giải ngân từng phần từ Fib 50% xuống tới Fib 61,8%. Chiến lược giải ngân tùy thuộc vào từng cổ phiếu nhưng có thể xem xét giải ngân mỗi lần 20-30% khi giá cổ phiếu giảm 5%.

Nếu VN-Index về vùng Fib 61,8% thì vùng này tương ứng VN-Index 1.000 điểm, đây là vùng cân bằng trong nhiều năm từ 2017 cho đến nay. Dĩ nhiên, mọi quy luật đều có thể thay đổi, đặc biệt là trong thị trường chứng khoán, sẽ có sai số nhưng đâu đó chỉ là 1.000+- điểm.

Chúng ta đang đứng trước 1 cơ hội cực kỳ lớn khi Index chạm ngưỡng này. Hãy nhìn lại lịch sử, 2 cú sập trước, Index lên 5 lần và 2,2 lần. Đó là chỉ số chung, nếu chúng ta chọn được cổ phiếu tốt, thì sau 3-5 năm, lợi nhuận có thể là 3-5 lần.

Cơ hội là vậy, nhưng nếu chúng ta không có chiến lược rõ ràng thì cơ hộ vẫn mãi là cơ hội. Với kinh nghiệm của chúng tôi, những việc cần làm hiện nay là:

- Vẫn kiên nhẫn chờ đợi, giữ tiền và gom tiền nhà rỗi/hoặc ở những kênh không hiệu quả nếu có thể. Tuyệt đối không vay margin đoạn này để tránh bị ép bán đúng đáy

- Lên danh mục chất lượng: Tôi sẽ không tiết lộ trong bài viết này nhưng đâu đó là các Cổ phiếu của doanh nghiệp có thế mạnh ở thị trường nội địa và sản xuất hàng thiết yếu cho thế giới (trừ doanh nghiệp có thị trường chủ yếu là châu Âu)

- Lên chiến lược giải ngân, tham khảo ở trên

- Sau khi giải ngân xong ứng với các kịch bản thì hãy làm những việc khác, lâu lâu hãy review danh mục 1 lần (đánh giá và tái cơ cấu nếu cần thiết) và 3-5 năm sau bạn sẽ tận hưởng thành quả.

( Nếu bạn đồng ý với quan điểm trên của chúng tôi. Hãy cùng chúng tôi tận dụng cơ hội làm giàu này nhé. Chi tiết ở link dưới bình luận).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đức Tài - Nhà đầu tư NextGen Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

117.10

+1.90 (+1.65%)

Biểu đồ mã FPT

29.45

-0.30 (-1.01%)

Biểu đồ mã HDG
Xem thêm Xem thêm
8 Yêu thích
6 Bình luận 18 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại