menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
TRẦN THỊ MỸ LINH Pro

VnIndex đối mặt với những thách thức gì?

VNI còn chịu thêm việc bắt giữ các đối tượng có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nên VNI đi khá xa hơn DJ và nước ngoài và hồi phục cũng kém trong khi thực trạng kinh tế Việt Nam không đến mức báo động như phản ánh trong VNINDEX

DJ đã giảm 4 cây liên tiếp ( giảm từ đỉnh tháng 1 là 19,91%, phục hồi lên , giảm 13,6% từ đỉnh giữa tháng 8.Tuy nhiên mỗi sự phục hồi đều về gần đỉnh, lần 1 cách đỉnh 3,94%, lần 2 cách đỉnh 7%).Tuy nhiên với VNI thì phản ứng hơi thái quá , giảm sâu nhất 25,42% từ đỉnh tháng 1 còn hiện trạng chỉ đang phục hồi mức cao nhất là cách đỉnh 14,27% và tiếp tục giảm sâu về gần đáy cũ).Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu do lạm phát và các biện phát tung ra để giảm bớt yếu tố đó ( Tăng Lãi suất) và do ảnh hưởng CPI từ Mỹ.Ở VNI còn chịu thêm việc bắt giữ các đối tượng có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nên VNI đi khá xa hơn DJ và nước ngoài và hồi phục cũng kém trong khi thực trạng kinh tế Việt Nam không đến mức báo động như phản ánh trong VNINDEX

Lãi suất và TTCK có mỗi tương quan vs nhau.

Giai đoạn 2000 - 2003: lãi suất tăng, thị trường chứng khoán ảm đạm và giảm

Giai đoạn 2 (2004 – 2007): Lãi suất duy trì ổn định và ở mức thấp hỗ trợ tốt cho thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp, tạo môi trường cho thị trường chứng khoán bùng nổ bên cạnh các nhân tố vĩ mô khác.

Giai đoạn 3 (2008 – 2009): Mặt bằng lãi suất và lạm phát tăng vọt, nền định giá quá cao là một trong những tác nhân gây ra đổ vỡ thị trường.

Giai đoạn 4 (2010 – 2013): Lãi suất tiếp tục tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải đặt trần lãi suất huy động 14% đi kèm là sự đổ vỡ của thị trường bất động sản khiến chứng khoán giảm mạnh.

Giai đoạn 5 (2014-2021): Mặt bằng lãi suất giảm dần, trong đó giảm sâu trong giai đoạn Covid, tạo sự ổn định vĩ mô và giúp thị trường chứng khoán phát triển.

Từ đầu 2022, cuộc chơi tăng lãi suất đang diễn ra trên toàn thế giới. Cái giá của việc giữ lãi suất là sự mất giá của đồng tiền, câu chuyện điển hình đang diển ra ở Nhật Bản. Việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng tốt lên ngành bảo hiểm nhân thọ ( Thể hiện ở việc sau khi lái suất tăng 1% thì MIG BMI tăng trần còn BVH thì gần trần )

Kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao phản ánh thị trường chứng khoán bị suy yếu là một điều tất yếu .Tuy nhiên VNI đi quá sâu và phục hồi kém trong khi nền kinh tế không đến mức quan ngại như cách VNI phản ánh mình nghĩ chủ yếu do tâm lý của nhà đầu tư trên VNI : Đầu tư theo tâm lý đám đông, đầu tư theo cảm tính thiếu kiến thức và thiếu tính kỷ luật.Vì thực tế thay vì nhìn vào VNI chúng ta có thể nhìn ra nhiều mã có thể đầu tư trong ngắn hạn

Theo các bạn thì sao nhỉ ?Để lại ý kiến vào bình luận nhé

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
13 Yêu thích
11 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại